Ad Code

Buông bỏ - Bước khỏi vùng an toàn - Chấp nhận thay đổi - Học hỏi - Phát triển

Buông bỏ - Bước khỏi vùng an toàn - Chấp nhận thay đổi - Học hỏi - Phát triển

buong-bo-buoc-vao-vung-toan-chap-nhan


Bạn thân mến, 
Chủ đề hôm nay tôi muốn gửi đến bạn thực sự không mới, hầu hết chúng ta đều biết, hiểu cần thiết phải bước khỏi vùng an toàn của chính mình để lớn hơn, trưởng thành hơn, thành công hơn hoặc đơn thuần chỉ là trải nghiệm nhiều hơn trong công việc và cuộc sống. 

Chúng ta thực sự cảm thấy thoải mái với vùng không gian mà chúng ta kiểm soát được, chẳng hạn như kỹ năng chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó, kinh nghiệm từ một khía cạnh đời sống nào đó mà trải qua quá trình sống chúng ta tích lũy được. Mọi thứ nằm trong khuôn khổ kiểm soát được của chúng ta đều dễ chịu và thoải mái, cuộc sống vẫn tốt, mọi điều vẫn ổn, không có bất kỳ điều gì có thể kéo chúng ta ra khỏi vùng an toàn này. 

Nhưng các bạn à, quá trình sống của mỗi con người không dễ dàng và đơn thuần như vậy, cho dù chúng ta có muốn hay không thì mọi điều xung quanh ta vẫn đang biến đổi mỗi ngày, bởi vì, bản chất của đời sống là sự vận động, và chúng ta buộc phải bỏ đi cái cũ, chấp nhận học hỏi cái mới, thích nghi, học hỏi và tiến hóa trong đời sống của mình.

Đứng trước những biến đổi của đời sống, mỗi chúng ta đều có cách ứng xử với nó, tôi có thể gửi bạn 3 cấp độ mà hầu hết chúng ta vẫn thường lựa chọn: 

Cấp độ 1: Thờ ơ với thay đổi rồi đi đến gay gắt chối bỏ những điều mà chúng ta không kiểm soát được, những điều không có trong từ điển kinh nghiệm sống của chúng ta, tiếp tục giữ vững và củng cố và tự thuyết phục những điều chúng ta đã biết, chúng ta cho là đúng, chúng ta không chấp nhận, không thỏa hiệp với những điều đang thay đổi, đang diễn ra. 

Cấp độ 2: Thay đổi diễn ra nhiều hơn khiến chúng ta không thể kiểm soát dựa trên tất cả những gì bản thân đã có, đã biết, điều này có thể làm lung lay niềm tin vào bản thân, kinh nghiệm của chúng ta không còn là chỗ dựa để ở lại vùng an toàn của chính mình. Dù muốn hay không, nhưng thực tế những kinh nghiệm vốn có không thể áp dụng vào hoàn cảnh hiện tại. Đây là giai đoạn của sự buông bỏ, chấp nhận sự tồn tại của những thay đổi. Chúng ta nuối tiếc vùng an toàn và thực sự chưa sẵn sàn để bước sang vùng thay đổi. Chúng ta tìm nhiều lý do để trì hoãn, lẩn trốn với những thay đổi đang diễn ra, suy nghĩ bao trùm về rủi ro có thể xảy ra ngoài kia, bên ngoài vùng không gian chúng ta hoàn toàn chưa biết. Tâm lý lưỡng lự để bước qua lằn ranh của vùng an toàn, hay quay trở về yên ổn với những điều quen thuộc, những thứ đã biết, đã rõ từ muôn thuở.

Cấp độ 3: Chủ động tiếp nhận những thay đổi, cố gắng học và hiểu về những thay đổi. Đây là giai đoạn chủ động thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, bước sang vùng học hỏi rộng lớn hơn. Chúng ta thực tế không có bất kỳ một điểm tựa hoặc bất kỳ điều gì để bám víu, dựa dẫm, khi đó tất cả những kỹ năng sinh tồn của bản thân thực sự bị đánh thức. 

Trong giai đoạn này, chúng ta thật sự đang sống trong những thay đổi. Những đợt sóng lớn nhỏ dồn dập và không ngơi nghỉ khiến chúng ta vùng vẫy, ngụp lặn để có thể thoát khỏi nó. Chúng ta không còn có thời gian quan tâm hình thức của chúng ta trông ra sao, người khác đánh giá chúng ta như thế nào, không có thời gian để che đậy những thiếu sót của bản thân, điều duy nhất khiến chúng ta dồn hết năng lượng của bản thân là chiến đấu với những đợt sóng. Chúng ta đã đi từ hy vọng đến mất hy vọng những con sóng này một lúc nào đó sẽ dừng lại, và thực sự là không có. Cho dù chúng ta sợ hãi, hoang mang hay muốn bỏ cuộc thì những con sóng thay đổi đó vẫn đến, mạnh mẽ và bạo tàn hơn. Nhận thức về sự thay đổi thật sự bao trùm toàn bộ tâm trí, và giờ đây chúng ta phải chấp nhận rằng những đợt sóng thay đổi sẽ không bao giờ biến mất, chúng ta phải sống với nó và chỉ khi đó chúng ta mới đang thực sự sống thay vì tồn tại.

Chỉ ở trong cấp độ này, chúng ta mới cảm giác mọi cung bậc của cảm xúc, khó khăn, bế tắc, tuyệt vọng, không thể nương tựa vào bất kỳ điều gì, nghị lực, kiên trì, học hỏi, thích nghi, kiểm soát, chinh phục trước hàng trăm ngàn con sóng lớn nhỏ của sự thay đổi. 

Chúng ta dần quen với môi trường học hỏi này, trưởng thành hơn mỗi ngày, tinh khôn hơn mỗi ngày, tinh tế hơn và biết nắm bắt cơ hội mỗi này, và đến một thời điểm nào đó, chúng ta không còn sợ hãi trước thay đổi, ngươc lại chúng ta trở nên yêu quý nó, yêu quý của cuộc sống đang vận động và thay đổi này. Chính môi trường trường học hỏi này đã cho bạn quá nhiều thứ, khám phá những khả năng vẫn đang còn ngủ quên trong chính chúng ta. Bản chất của cuộc sống là sự vận động, chính sự vận động, thay đổi giúp chúng ta hiểu rõ về ý nghĩa của cuộc sống của chính mình. 

Chúng ta thích nghi, phát triển và tiến hóa về tâm thức, chỉ khi buông bỏ rũ bỏ những cái cũ, cái đã qua, chấp nhận thay đổi, học hỏi để phát triển, chúng ta đang hòa chung vào tiến trình vận động để tiến hóa của muôn loài vạn vật và toàn thể vũ trụ này.

Tìm đọc:
Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code