Ad Code

Quy luật của Thị trường chứng khoán



Quy luật của Thị trường chứng khoán

Quy luật của Thị trường chứng khoán

Trong tiến trình vận động và phát triển của đời sống kinh tế xã hội, thị trường trường chứng khoán được ra đời như một kênh lưu chuyển dòng vốn của mỗi nền kinh tế. Các tổ chức phát hành đóng vai trò là người huy động vốn trên thị trường để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh từ các nhà đầu tư, những người có vốn nhàn rỗi, bằng cách chia sẻ lợi nhuận và rủi ro cùng nhau dựa trên các loại chứng khoán xác nhận vai trò và quyền lợi của người sở hữu loại chứng khoán đó.

Để hiểu hơn về thị trường chứng khoán, bạn đọc có thể tham thêm các bài viết có liên quan: Hiểu về thị trường chứng khoán, Lịch sử thị trường chứng khoán.

{tocify}$title = {Mục lục bài viết}

Chu kỳ thị trường chứng khoán

Như đã biết, thị trường chứng khoán như một hàn thử biểu, phản ảnh sớm sức khỏe của mỗi nền kinh tế. Cũng giống như các quy luật vận động sinh ra từ quan hệ đời sống của chúng ta, thị trường chứng khoán cũng nằm trong chu kỳ vận động Suy thoái, Khủng hoảng, Phục hồi và Hưng thịnh.

Đánh giá và xác định được trạng thái vận động của thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn nào có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đầu tư trên thị trường, nhằm tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư và giảm bớt tổn thất khi rủi ro ở mỗi chu kỳ vận động của thị trường. Đó chính là quá trình thích nghi trong từng hoàn cảnh của thị trường.

Có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến quá trình vận động của thị trường chứng khoán: Các yếu tố vĩ mô, chính sách quản lý, kinh tế, chính trị trong nước và nước ngoài, các tác nhân bên ngoài như thiên tai, bệnh dịch, thảm họa, chiến tranh ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh cũng gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường. Ngày nay, các tác động liên thị trường cũng tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ trong nước và ngoài nước. Các yếu tố nội tại của thị trường như thành phần thị trường, sản phẩm, tính minh bạch của thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phát triển của thị trường chứng khoán.

Chúng ta thấy rằng, việc đánh giá điều kiện của thị trường chứng khoán vẫn là một vấn đề rất khó khăn, bởi lẽ có quá nhiều nhân tố phát sinh không có tính quy luật có thể ảnh hưởng đến thị trường nếu tiếp cận theo hướng tác nhân này, bởi lẽ, chỉ khi tác nhân xảy ra, chúng ta mới có thể đánh giá được mức độ tác động đến thị trường. Những chuyên gia vĩ mô, ngành và doanh nghiệp là người thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu và đánh giá các tác động liên quan đến thị trường ở mỗi thời điểm phát sinh. Về điều này, thông thường sẽ đi đến các đồng thuận chung về quan điểm về điều kiện thị trường, nhưng trên thực tế thị trường vận động theo cách của chính nó mà không cần quan tâm đến các quan điểm, nhận định đó là đúng hay sai. Bởi lẽ như đã trình bày ở trên, chỉ khi các tác nhân xuất hiện, chúng ta mới thực hiện nghiên cứu và đo đạc về nó.

Chu kỳ tâm lý đầu tư

Chúng ta, những người tham gia thị trường, vẫn đang phải loay hoay tìm cách xác định, đánh giá thị trường hiện tại trong chu kỳ nào. Cũng có những ý tưởng độc đáo được đưa ra, bởi vì thị trường chứng khoán là sản phẩm của chúng ta, dựa trên quan điểm và nhận định của mỗi cá nhân, như vậy thị trường phản ánh tâm lý đám đông, và dựa tâm lý giao dịch, có thể xác định thị trường nằm pha nào. Trong giai đoạn hưng thịnh: Chúng ta đi từ lạc quan, kích thích, đến phấn khích. Bước sang giai đoạn suy thoái: Chúng ta bắt đầu cảm thấy lo lắng, hoang mang, phủ nhận và bắt đầu cảm sợ hãi. Bước sang giai đoạn khủng hoảng: Chúng ta bắt đầu tuyệt vọng, hoảng loạn, đầu hàng, thực sự chán nản đến mức có thể rời bỏ thị trường. Bước sang giai đoạn hồi phục: Chúng ta đi từ thờ ơ, nghi ngờ, bắt đầu hi vọng trở lại, cảm thấy khuây khoản hơn. Như vậy, rõ ràng những biểu hiện tâm lý này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của thị trường, nhưng thực tế lật lại vấn đề một chút rằng, chính thị trường ảnh hưởng đến tâm của chúng ta và không có chiều ngược lại, trạng thái của chúng ta ảnh hưởng đến vận động của thị trường. Không phải vì bạn thờ ơ với thị trường mà thị trường bắt đầu hồi phục, cũng không phải vì bạn lạc quan quá mà thì trường bắt đầu rơi vào suy thoái. Mà ngược lại, vì thị trường rơi vào đổ vỡ kéo khiến bạn mất hy vọng và trở nên thờ ơ và muốn rời bỏ thị trường, và vì thị trường tăng trưởng mạnh mẽ quá khiến bạn cảm thấy phấn khích và có cảm giác chiến thắng.

Chu kỳ tác động liên thị trường

Một ý tưởng khác cho việc xác định pha của thị trường chứng khoán, có liên hệ bởi các tác động qua lại của liên thị trường như thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, thị trường hàng hóa. Trong đó: Trong giai đoạn Hưng thịnh: Dự trữ ngoại hối tăng, Tiền rẻ, Bất động sản tăng giá. Trong giai đoạn suy thoái: Lãi suất tăng, thị trường cổ phiếu lao dốc, giá hàng hóa giảm. Trong giai đoạn khủng hoảng: Dự trữ ngoại hối giảm, Tiền đắt, Bất động sản giảm giá. Trong giai đoạn hồi phục: Lãi suất giảm, Cổ phiếu tăng giá trở lại, Giá hàng hóa tăng. Một chuỗi các biểu hiện của liên thị trường, có thể giải thích được và có thể tham chiếu được thị trường chứng khoán hiện tại đang vận động trong pha nào.



Quy luật của Thị trường chứng khoán


Chu kỳ Benner

Một hướng nghiên cứu khác về quy luật thị trường có thể mở ra cho chúng ta cơ hội xác định điều kiện thị trường, dựa trên thu thập dữ liệu, đo đạc, phát triển một mô hình mô phỏng quy luật thị trường, có sự lặp lại, được sử dụng để tham chiếu điều kiện của thị thị trường ở năm nghiên cứu. Tôi đang muốn đề cập đến Chu kỳ Benner, do nhà toán học Samuel Benner phát minh vào thế kỷ thứ 19. Ông là một người nông dân giàu có, nhưng đã mất hết tài sản trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1983, từ đó ông nghiên cứu và phát lý thuyết để giải thích quy luật của thị trường. Mặc dù, các dự đoán dựa trên thu thập sự kiện khủng hoảng từ lớn đến nhỏ, dựa trên số lượng thông tin thu thập lịch sử, chưa thể khai quát hết được được tổng thể, nhưng ý tưởng về chu kỳ thị trường được sử dụng cho đến ngày nay. Ý tưởng dựa trên thang đo thời gian và các chu kỳ vận động của thị trường lặp lại đều đặn với nhau. Trong đó Dòng A: Là những năm dự báo về đỉnh lớn lịch sử của thị trường, bước đầu đi vào giai đoạn suy thoái. Dòng B: Là những năm dự báo về đỉnh của thị trường, đây là thời điểm tốt để thực thiện bán cổ phiếu và các tài sản có giá trị khác. Dòng C: Là những năm dự báo đáy của thị trường, thời điểm khó khăn nhất, khi giá trị cổ phiếu đạt mức thấp nhất, đây lại là thời điểm tốt nhất để mua và nắm giữ tài sản.

Quy luật của Thị trường chứng khoán


Như vậy, từ 3 ý tưởng trên chúng ta có thể thấy rằng, rõ ràng thị trường có tính quy luật, và việc xác định vận động của thị trường vẫn là vấn đề không dễ dàng, bởi lẽ thị trường chứng khoán không phải là sự kiện tự nhiên, mà là sự kiện hình thành từ quan hệ trong đời sống kinh tế xã hội, có đa dạng tác nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nó. Không có phương pháp nào là tuyệt đối đúng, việc sử dụng các lý thuyết khác chúng ta cũng nên xét thêm mức độ hiệu quả và sự sai lệch của mỗi phương pháp, điều này sẽ làm tăng thêm mức độ tin cậy của phương pháp đó, và điều này có thể phần nào giúp chúng ta, tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư, cũng như giảm bớt thiệt hại nếu như thị trường đi vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng.

Câu hỏi: Hiện tại bạn có biết thị trường năm 2023 đang nằm trong chu kỳ vận động nào không?

-       Chu kỳ cảm xúc thị trường: Chúng ta có sự hy vọng trở lại, và cảm thấy khuây khoả hơn -> Giai đoạn Hồi phục

-       Đồng hồ kinh tế toàn cầu: Bất động sản có xu hướng giảm giá, lãi suất không tăng, có tín hiệu giảm -> Giai đoạn Hồi phục từ đáy

-      Chu kỳ Benner: 2023->2026: Dòng C: Thời điểm khó khăn nhất, giá trị cổ phiếu đạt mức thấp, là thời điểm tốt nhất để mua và nắm giữ tài sản -> Giai đoạn Hồi phục 

Tìm đọc:

Lịch sử thị trường chứng khoán

Hiểu về Thị trường Chứng khoán

Quy luật của tự nhiên – Vận động để tiến hóa



Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code