I- Phân tích Định lượng và các Mô hình Định lượng
I.a- Giới thiệu về các hoạt động Phân tích Định lượng
Phân tích Định lượng ( trong Tài chính) là việc sử dụng Toán học và các phương pháp Thống kê trong lĩnh vực Tài chính (Toán Tài chính). Làm việc trong lĩnh vực là những chuyên gia Phân tích Định lượng (hay Quantitative Analysts hay Quants).
Quants được hiểu là nói đến những chuyên gia Phân tích Định lượng mà công việc trong lĩnh vực tài chính của họ có sử dụng Toán học và Thống kê là Định giá và cơ cấu các Sản phẩm Phái Sinh, Dự báo Cổ phiếu, Quản trị Rủi ro, Giao dịch mua bán bằng thuật toán, Quản lý đầu tư danh mục.. Những người áp dụng lý thuyết Toán học và Thống kê Ứng dụng trên thị trường Tài chính.
Trên thế giới, các hoạt động Phân tích Định lượng trong lĩnh vực Tài chính và Chứng khoán đã xuất hiện khá sớm từ thế kỷ 20 và phát triển theo sự phát triển chung của Thị trường Tài chính. Có thể kể đến các lý thuyết ứng dụng cho đến ngày nay chúng ta có thể biết như, Tối ưu hóa danh mục đầu tư dựa trên Lý thuyết Danh mục hiện đại (MPT -1952) của Harry Markowitz hay mô hình Black-Scholes được sử dụng để Định giá các loại tài sản Phái sinh..
Ở Việt Nam, khi các Ngân hàng Thương mại bắt đầu quan tâm đến các nguyên tắc Quản trị rủi ro trong lĩnh vực Ngân hàng theo tiêu chuẩn chung Basel II sau Khủng hoảng Tài chính 2007-2009 thì các hoạt động Phân tích Định lượng được biết đến nhiều hơn. Tuy vậy hiện tại, các hoạt động Phân tích Định lượng trên Thị trường Chứng khoán hiện tại là khá mới mẻ, nhưng lại đem lại rất nhiều cơ hội khai thác giá trị và cơ hội đầu từ lĩnh vực này trong khi được hỗ trợ bởi các Cơ sở dữ liệu lớn, và sự phát triển của các ứng dụng công nghệ trong giai đoạn cách mạng Công nghệ 4.0.
I.b- Các Mô hình Định lượng
Trong đời sống xã hội, hay trong lĩnh vực tài chính nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy các mối quan hệ tương quan lại lẫn nhau, các yếu tố này là là nguyên nhân sinh ra có yếu tố khác, hoặc nói ngược lại các yếu tố này có thể lại là kết quả từ các yếu tố khác tác động đến nó. Việc tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố tác động tạo nên kết quả cho 1 sự vật hiện tượng sẽ giúp cho việc ra quyết định làm giảm tác động hoặc kích thích thêm tác động để có thể cho ra những kết quả mong muốn.
Các tương tác trong đời sống ta có thể đưa ra rất nhiều các ví dụ về tương quan nguyên nhân kết quả, chẳng hạnlao động và vốn ảnh hưởng đến năng suất lao động, nhiệt độ và nước, phân bón ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp, kỳ vọng triển vọng doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu…
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về quan hệ nguyên nhân kết quả như vậy là đang giải quyết bài toán định tính. Xây dựng các mô hình định lượng cho các yếu tố nguyên nhân kết quả tức là số hóa, đo lường hóa các mức độ tác động trong các quan hệ, từ việc định lượng các tác nhân và sự kiện giúp chúng ta có phương án cụ thể trong việc can thiệp để có các kết quả đầu ra như mong muốn, hoặc đánh giá dự báo được các sự kiện sắp tới nếu như các tác nhân biến đổi trong một khung giá trị cụ thể kèm theo một mức độ tin cậy xác suất nhất định. Đây là chính là bản chất của các Mô hình Định lượng.
Việc áp dụng Toán học và Xác suất Thống kê dựa trên các số liệu lưu trữ, đo lường các biến số, các yếu tố tác nhân ảnh hưởng đến một biến kết quả, một sự kiện đang được nghiên cứu cho chúng ta các Mô hình Định lượng. Xây dựng các Mô hình Định lượng giúp chúng ta giải quyết các bài toán dự báo, tối ưu nguồn lực, quản trị rủi ro, các chiến lược tối ưu để tạo ra lợi ích và lợi nhuận trong các điều kiện chung hoặc điều kiện thị trường luôn luôn biến đổi bằng các con số cụ thể và rõ ràng kèm theo một mức độ tin cậy xác suất nhất định.
Hiện tại, các ứng dụng Mô hình Định lượng đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, sản xuất kinh doanh, quản trị, quân sự, xây dựng, giao thông, Logistics, công nghệ thông tin, Marketing, cờ bạc, trong khoa học và cả trong kinh tế khi được hỗ trợ bởi sức phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.
II- Ứng dụng của Mô hình Định lượng trong đời sống
Việc đo lường và định lượng hóa các sự kiện và các tác nhân gây ra sự kiện, và các ứng dụng Toán học và Thống kê dựa trên các Mô hình Định lượng đã tạo ra nhiều giá trị cho cuôc sống hiện đại, có thể chúng ta không để ý đến điều đó, tuy nhiên Định lượng được xem là một môn khoa học ứng dụng, là cầu nối đưa các lý thuyết khoa học và toán học đến đời sống xã hội và kinh tế thông qua việc hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và số liệu thống kê. Chỉ đơn cử một số trường hợp để có thể thấy lợi ích của các mô hình định lượng đang ở xung quanh chúng ta hiện nay.
II.a - Mô hình định lượng trong Khoa học tự nhiên và toán học
Địa lý,Khoa học Trái đất : Mô phỏng lại các cấu trúc núi, sông ngòi dựa trên mô hình toán học Factals, mô phỏng các hiện tượng tự nhiên thông qua số liệu đo đạc thực hiện dự báo cường độ, mức độ ảnh hưởng đến các sự kiện diễn ra trên bề mặt trái đất. Tính toán các yếu tố chu kỳ động đất, sóng thần, núi lửa hoạt động…
Thiên văn học: Mô tả hình thành vũ trụ dựa trên sự thu thập số liệu nghiên cứu chuyển động của các ngôi sao, hành tinh, thiên hà và bức xã nền của vũ trụ. Đây là lĩnh vực chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Y học : Dự báo xác định tiền ung thư dựa trên việc thu thập mẫu máu và kết quả xét nghiệm các tập dữ liệu hàng triệu bênh nhân, đưa ra kết quả mô hình định lượng khả năng ung thư sớm chỉ cần thực hiện các bước xét nghiệm mẫu máu.
Sinh học: Phân tích dữ liệu đa biến nhằm xác định các hệ thống sinh học, có thể cho phép mô tả các đặc điểm của các hệ thống sinh hoạch thông qua một hệ thống sự kiện đa chiều.
II.b- Mô hình định lượng trong Khoa học xã hội
Ngôn ngữ học : Sử dụng các quy luật 1 loại ngôn ngữ phát triển nhiều hệ thống ngôn ngữ mới, thực hiện giải mã các ngôn ngữ cổ thông qua vị trí xuất hiện của các ký tự trong chuỗi các ký tự.
Nhân chủng học, khảo cổ : Thu thập cơ sở dữ liệu xác định niên đại của các mẫu vật, mô phỏng quá trình tiến hóa của các giống loài.
II.c- Mô hình định lượng trong Khoa học ứng dụng
Công nghiệp : Giải quyết các bài toán tối ưu giảm tối thiểu hóa chi phí sản xuất thông qua việc lưu trữ cơ sở dữ liệu các yếu tố chi phí quá khứ.
Công nghệ thông tin: Sử dụng các bài toán tối ưu để tối ưu hóa đường truyền, cải thiện tối ưu các thiết bị vi xử lý, tối ưu hóa việc sắp xếp lưu trữ cơ sở dữ liệu.
Giao thông : Các bài toán tối ưu hóa đường đi giảm chi phí vận chuyển, đo lường mật độ giao thông đưa ra dự báo thời gian di chuyển trên một cung đường trong các thời điểm (cao điểm và thấp điểm)
Năng lượng: Thực hiện các dự báo nhu cầu sử dụng điện năng dựa trên dữ liệu các ngày lễ, ngày thường, các yếu tố thời tiết, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp,.. Các yếu tố tác động thu thập và số liệu hóa để thực hiện các công tác dự báo và chiến lược dự phòng.
Nông nghiệp : Xác định các nguyên nhân là giảm sút sản lượng hoặc tăng sản lượng, thực hiện dự báo sản lượng, các chiến lược làm tăng sản lượng trong điều kiện thời tiết biến đổi.
II.d- Mô hình định lượng trong Xã hội
Hành chính: Số hóa các thông tin thành phố tiến đế việc quản lý các thành phố thông minh, thực hiện tối ưu hóa các nguồn lực xã hội tận dụng lợi thế thời gian, địa điểm, khoảng cách. Quản lý số liệu mật độ dân cư thực hiện dự báo các nguồn lực phúc lợi, an ninh trật tự và đầu tư phát triển mới.
Truyền thông – Marketing: Điều tra hành vi khách hàng, sử dụng các số liệu hành vi dự báo nhu cầu mua sắm của khách hàng và khả năng chấp nhận các sản phẩm mới.
II.e – Mô hình địn lượng trong Cuộc sống và giải trí
Thể thao: Khoa học phân tích các thông số dữ liệu của cầu thủ bóng đá, tiến hành dự báo khả năng cầu thủ và đối thủ, đưa ra chiến lược thi đấu tối ưu.
Du lịch: Mất khá nhiều thời gian cho việc hàng khách phải chờ đợi, xếp hàng và tìm chỗ ngồi của mình trên mỗi chuyến bay. Sử dụng các bài toán mô phỏng ngẫu nhiên cho kết quả rút ngắn thời gian chờ đợi trước mỗi chuyến bay.
Trò chơi giải trí, cờ bạc: Thu thập số liệu tìm kiếm các quy luật có tính lặp lại của sự kiện khi có tác động bởi những yếu tố khác. Thực hiện ra các chiến lược nhằm cải thiện kỳ vọng lợi nhuận là dương bằng cách kết hợp giữa xác suất thắng và phần thưởng cho mỗi một lần chiến thắng.
... ( Phần 2 - Ứng dụng của Mô hình Định lượng trên thị trường tài chính và chứng khoán)...
0 Comments