Ad Code

Ý nghĩa của Thời gian – Du hành Thời gian

Ý nghĩa của Thời gian – Du hành Thời gian

Ý nghĩa của Thời gian – Du hành Thời gian

Khi nói về Thời gian thì có lẽ tất cả chúng ta đều hiểu về nó. Chúng ta phân biệt thời gian thường gắn liền với các sự kiện xảy ra tại một thời điểm nào đó. Chẳng hạn như:

Hôm qua tôi đã gặp lại một người bạn cũ sau gần 10 năm không liên lạc với nhau,

Hôm nay tôi quyết định bắt đầu tiết kiệm tiền để có thể sở hữu 1 căn nhà trong 5 năm tới,

Ngày mai là đến hạn để thanh toán một khoản nợ của tôi với ngân hàng cách đây 1 năm.

Chúng ta hiểu về thời gian, phân biệt được các thời điểm gắn liền với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Vậy thì, thực chất thời gian là gì? Thời gian thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

 {tocify}$title = {Mục lục bài viết}

Không gian vận động – Thời gian tồn tại

Chúng ta đang sống trong một thế giới vận động, khi đó, thời gian thực sự có ý nghĩa như một thước đo sự thay đổi của không gian và Thời gian là một chiều kích của không gian. Giả như, ở một không gian nào đó, hoàn toàn không nhìn thấy sự vận động và thay đổi của các sự kiện, hay không gian là bất động, vậy thì thời gian là không tồn tại, và hoàn toàn vô nghĩa ở không gian đó, hay nói cách khác, ở không gian bất động, không có khái niệm về thời gian.

Thời gian là một khái niệm để mô tả sự thay đổi liên tục của không gian, sự kiện, hiện tượng trong chu trình vận động của tự nhiên và đời sống. Chúng ta hiểu thời gian không chỉ là đơn vị đo lường về sự biến chuyển của không gian, mà còn một khía cạnh của sự trải nghiệm đời sống của chúng ta để hiểu và nhận thức sự vật, hiện tượng về thế giới xung quanh.

Như vậy, Chúng ta hiểu, phân biệt và vận dụng được thời gian, nhưng xem ra, nó cũng thực sự là một khái niệm trừu tượng nếu gắn thời gian với trải nghiệm, cảm xúc của chúng ta trong dòng chảy sự kiện liên tục trong đời sống của mỗi người.

Thời gian co giãn

Chúng ta có các khái niệm đo lường thời gian như giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm… để xác định thời điểm của một sự kiện, hiện tượng trong dòng chảy không gian – thời gian. Thực tế, ai cũng biết 1 ngày có 24 giờ, khái niệm dùng để xác định chu trình một vòng quay quanh chính mình của Trái Đất, như vậy, có vẻ như điều này là khách quan, ai cũng có 24 giờ mỗi ngày. Vậy thì, tại sao có những lúc chúng ta thấy 1 ngày trôi qua rất nhanh, hoặc có những lúc chúng ta thấy 1 ngày quá dài. Vẫn chỉ là một ngày, nhưng khi thời gian gắn với cảm xúc, trải nghiệm của mỗi người, thời gian thực sự chỉ là một khái niệm tương đối, co giãn, ngắn và dài hơn tùy vào cảm nhận và trạng thái trong mỗi chúng ta ở từng thời điểm.

Chúng ta đã từng tiếc nuối thời gian đã qua và cũng đã từng gắng gượng chờ đợi thời gian sắp đến, vì chúng ta cũng biết rằng, thời gian là vận động có hướng: Quá khứ đã qua, Hiện Tại đang diễn ra, và Tương lai sẽ đến. Những trải nghiệm trong đời sống khiến mỗi người trong chúng ta không ít lần muốn quay trở lại quá khứ, phá vỡ quy luật của thời gian, để trải nghiệm lại, sửa chữa lại những sự kiện có tác động lớn trong đời sống mỗi người. Nhưng thực tế, điều này liệu có khả thi, và liệu có một cỗ máy nào giúp chúng ta du hành qua thời điểm, chúng ta muốn quay về quá khứ sửa chữa những quyết định sai lầm của mình, chúng ta muốn đến tương lai để biết kết cục của chính mình có hạnh phúc, giàu có, viên mãn hay không?

Du hành thời gian

Mong muốn du hành thời gian có vẻ như hoàn toàn hợp lý, nhưng thực tế chúng ta có thể thực hiện được điều đó hay không. Khái niệm du hành thời gian xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, phim ảnh, nhưng thực tế có có nhiều lý thuyết khoa học ủng hộ thuyết du hành thời gian với những điều kiện bất khả thi về công nghệ tại thời điểm hiện tại, chúng ta cần di chuyển nhanh hơn vận tốc của ánh sáng.

Thí nghiệm Hafele-Keating vào tháng 10 năm 1971 củng cố thêm thuyết tương đối rộng của Albert Einstein. Trong thí nghiệm này, họ bay hai vòng xung quanh trái đất, 1 lần xuất phát từ hướng Đông, 1 lần xuất phát từ hướng Tây, và mang theo 4 chiếc đồng hồ nguyên tử trong chuyến bay. Sau đó so sánh với những chiếc đồng hồ đặt tại đài quan sát Hải quân Hoa kỳ và phát hiện ra rằng, có sự chênh lệch về thời gian đối với những chiếc đồng hồ đặt tại đài quan sát. Đồng hồ trong chuyến bay về hướng Đông có thời gian co lại là khoảng 40 +/-23 phần tỷ giây, đồng hồ trong chuyến bay về hướng Tây có thời gian giãn ra là 275 +/-21 phần tỷ giây. Hiện tượng này được gọi là “sự giãn nở về thời gian”.

Như vậy, để du hành ngược thời gian, chúng ta cần thực hiện bay về hướng Tây vòng quanh Trái đất nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Khi đó, thời gian tại Trái Đất là chậm hơn và chênh lệch thời gian phụ thuộc vào tốc độ bay. Thực tế chúng ta chưa thể tìm ra cách để thực hiện di chuyển vượt qua tốc độ ánh sáng ở thời điểm hiện tại.

Về thí nghiệm, chúng ta thấy rằng, có sự giãn nở thời gian vật lý ở các môi trường, không gian khác nhau, điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch về thời gian, nhanh hơn hoặc chậm hơn thời gian tại Trái đất, có thể ủng hộ được lý thuyết du hành thời gian.

Một ngày trên trời bằng ngàn năm mặt đất

Các chu kỳ quay của mỗi hành tinh là khác nhau. Chúng ta biết rằng, mất 1 ngày để Trái Đất quay quanh chính mình, 1 năm để Trái đất quay quanh Mặt trời, 2 trăm triệu năm để Mặt trời xoay quanh trung tâm Ngân hà, 1 tỷ năm đề Ngân hà xoay hết 1 vòng. Như vậy, thời gian vận động mở mỗi hành tinh sẽ khác nhau. Giả như, chúng ta đạt được công nghệ di chuyển từ Trái Đất đến Mặt trời, ở lại Mặt trời 1 ngày, và quay trở lại Trái đất ngay, thì thực tế, chúng ta đã thực hiện một chuyến du hành tương lai 1 năm.

Chắc hẳn bạn vẫn có nhớ trong tác phẩm Tây du ký, khi Tôn Ngộ Không di chuyển bằng bằng công nghệ của mình (cân đẩu vân) lên Thiên nhờ sự trợ giúp giải cứu Đường Tăng từ cha con Tháp tháp Thiên vương, Lý Tịnh. Ngộ Không trì hoãn hồi lâu không trở về, Thái Bạch Kim Tinh có nhắc “1 ngày trên Trời, bằng 1 năm Hạ Giới, ngài hãy mau trở về cứu sư phụ của mình”.

Vậy thì ở các không gian khác nhau, thì hệ quy chiếu về thời gian là khác nhau. Nếu chúng ta có cách di chuyển qua lại giữa các không gian, khi đó chúng ta có thể thực hiện các chuyến du hành thời gian.

Không gian Tâm thức

Về mặt vật lý, nếu chúng ta không thể đạt được vận tốc của ánh sáng, vậy có cách nào để trạng thái ý thức, cảm xúc, trải nghiệm của chúng ta thay đổi được chênh lệch đáng kể so với thời gian bên ngoài. Đối với những người thực hiện các phương pháp thiền định, khi tâm thức của con người thực sự bước vào một không gian khác, như đã cập, không gian bất động thì thời gian không tồn tại. Bạn không quá xa lạ khi thấy có những người thiền định hàng giờ đồng hồ, nhưng thực tế đối họ, là cảm nhận chỉ 1 thời khắc trôi qua. Đây là ví dụ rõ ràng, về sự cảm nhận dài ngắn của thời gian bên ngoài của mỗi người là khác nhau. Bởi vì, thế giới quan của mỗi người, trạng thái tâm thức ở từng thời điểm là khác nhau.

Nếu thời gian có ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc, trải nghiệm của bạn trong cuộc sống, khiến bạn có ý nghĩ điều khiển nó, thực hiện các chuyến du hành thì thực tế vấn đề không nằm ở Thời gian. Điều cần thay đổi là chất lượng trải nghiệm của bạn với Thời gian. Thời gian nằm ở bên ngoài chúng ta, dù chúng ta có thể tác động hoặc không thể tác động đến Thời gian, điều này không quan trọng, quan trọng là sự trải nghiệm của bạn qua dòng chảy của các sự kiện trong hoạt động sống của mỗi người.

Quá khứ đã qua, Tương lai chưa đến, giờ phút khắc của hiện tại là điều quan trọng nhất. Chấp nhận những điều đã qua, sẵn sàng với những điều sắp đến, tận hưởng tất cả các trải nghiệm trong đời sống của mình để học hỏi, phát triển, tiến hóa về tâm thức trong từng khoảnh khắc, khi đó, bạn đang thực sự sống cho hiện tại, và hiện tại sẽ tiếp diễn theo dòng chảy của thời gian.

Tìm đọc:

Quy luật của Tự nhiên - Vận động để tiến hóa

 

 

 

 

Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code