Ad Code

Chấm điểm cổ phiếu dựa trên Phương pháp Đầu Tư Chứng Khoán CANSLIM (P2 - Xây dựng thang đo dựa trên các tiêu chí CANSLIM )

Chấm điểm cổ phiếu dựa trên Phương pháp Đầu Tư Chứng Khoán CANSLIM




Với mục tiêu làm thế nào có thể cụ thể hóa các tiêu chuẩn CANSLIM bằng những con số có khả năng so sánh, đánh giá chất lượng của cổ phiếu, nói một cách khác, cần phải lượng hóa các tiêu chuẩn trên mỗi cổ phiếu. Nếu như những đặc điểm này có thể được đề cập bằng những con số cụ thể chúng ta hoàn toàn có thể so sánh và đánh giá chất lượng của các cổ phiếu với nhau. Xây dựng một thang đo dựa trên các tiêu chuẩn CANSLIM được lượng hóa không ngoài mục tiêu trên. 




Bây giờ, vấn đề cần giải quyết là các tiêu chuẩn này sẽ được lượng hóa bằng cách nào? Làm sao để biết được một cổ phiếu tốt hơn những cổ phiếu còn lại? Và làm thế nào để chúng ta có thể lọc được một nhóm cổ phiếu tốt nhất trên thị trường. Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta tiến hành như sau: 




1. Xây dựng thang đo cho các tiêu chuẩn có thể lượng hóa 

2. Chấm điểm các cổ phiếu trên thị trường 
3. Xếp hạng và tiến hành lọc cổ phiếu

II- XÂY DỰNG THANG ĐO



II.1 Tiêu chuẩn C - Current Quarterly Earnings per Share (Lợi tức trên cổ phần quý gần nhất)



C= Current Quarterly Earnings per Share(Lợi tức trên cổ phần quý gần nhất): Phải tăng ít nhất là 18% đến 20%. Càng cao càng tốt. Ngoài ra, doanh số quý gần nhất cũng phải tăng tối thiếu 25%. 



Theo tiêu chuẩn này thì EPS càng cao càng tốt. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy tỷ lệ tăng trưởng với tỷ lệ của cổ tức quý hiện tại (quý mới nhất được báo cáo) khi so sánh cùng kỳ năm trước. 




Chẳng hạn chúng ta xem xét quý 4 năm 2014 thì sử dụng %EPS quý 4 tăng trưởng của năm 2013 so với năm 2012( viết tắt là %EPS20132 ), và của năm 2012 so với năm 2011(viết tắt là %EPS20123 ). Thang điểm được xây dựng dựa trên một ngưỡng C% tăng trưởng cho trước (C% có thể biến đổi qua từng thời kỳ tính toán, chẳng hạn C= 15%, 20%, 25%, 30% ...). 






chấm điểm cổ phiếu



01-49 điểm : Nhóm 1 gồm các cổ phiếu nằm trong khoảng sau: 

(0%<%EPS2013 < C%);(%EPS2013 < 0% và %EPS2012>0%); (%EPS2012 < 0 và %EPS2013 < 0%). 



Nguyên tắc sắp xếp là các cổ phiếu có %EPS2013 lớn sẽ chiếm điểm cao, và các cổ phiếu rơi vào vùng sau lần lượt nhận các điếm số yếu dần (0%<%EPS2013 < C%);(%EPS2013 < 0% và %EPS2012>0%); (%EPS2012 < 0 và %EPS2013 < 0%).




50-59 điểm: Nhóm 2 gồm các cổ phiếu nằm trong khoảng sau: 

(0%<%EPS2013 < C% và 0%<%EPS2012 < C%); (C%<%EPS2013 và %EPS2012 < 0%). 



60-69 điểm: Nhóm 3 gồm các cổ phiếu nằm trong khoảng sau: 

(0%<%EPS2013 < C%); và %EPS2012>C%. 



70-89 điểm: Nhóm 4 gồm các cổ phiếu nằm trong khoảng sau: 

(0%<%EPS2012 < C%) và %EPS2013>C%. 



90-100 điểm: Nhóm 5 gồm các cổ phiếu nằm trong khoảng sau: 

%EPS2012 > C%; và %EPS2013>C%.


II.2 Tiêu chuẩn A - Annual Earnings IncreaseTỷ lệ tăng trưởng lợi tức thường niên




A= Annual Earnings IncreaseTỷ lệ tăng trưởng lợi tức thường niên): 

Đòi hỏi sự tăng trưởng đáng kể ở từng năm trong 3 năm gần nhất và lợi suất trên vốn cổ phần đạt từ 17% trở lên. 



Tiêu chí này được đánh giá hoàn toàn tương tự với chỉ tiêu C, điểm khác là chúng ta sẽ tính %EPS tăng trưởng theo năm, và ngưỡng tăng trưởng C’% cho trước là khác với ngưỡng C% của chỉ tiêu C ở trên. Phần này được xử lý thay đổi tùy nhu cầu nghiên cứu.


II.3 Tiêu chuẩn N - New Products, New Management, New HighsSản phẩm mới, ban lãnh đạo mới, đỉnh giá mới)




N = New Products, New Management, New HighsSản phẩm mới, ban lãnh đạo mới, đỉnh giá mới): 




Hãy tìm kiếm những công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ mới, ban lãnh đạo mới, hoặc những thay đổi đáng chú ý về hoàn cảnh của ngành công nghiệp của nó. Và quan trong nhất là hãy mua cổ phiếu khi chúng đang đột phá từ những nền tảng biểu đồ vững chãi và đang leo lên những đỉnh giá mới. 




Tiêu chí này được đánh giá hoàn toàn tương tự với chỉ tiêu C, điểm khác là chúng ta sẽ tính %EPS tăng trưởng theo năm, và ngưỡng tăng trưởng C’% cho trước là khác với ngưỡng C% của chỉ tiêu C ở trên. Phần này được xử lý thay đổi tùy nhu cầu nghiên cứu.






II.4 Tiêu chuẩn S - Supply and DemandQuy luật cung cầu - Chọn những cổ phiếu có nhu cầu lớn)



S=Supply and DemandQuy luật cung cầu - Chọn những cổ phiếu có nhu cầu lớn): 
Bất kỳ kích thước vốn nào cũng có thể chấp nhận trong nền kinh tế ngày nay, miễn là công ty đó thỏa mãn quy luật CANSLIM khác. Tìm những cổ phiếu có khối lượng giao dịch tăng mạnh và khi nó vừa đột phá khỏi nền tảng giá của nó. 



Tiêu chuẩn này gợi ý chấm điểm cho các cổ phiếu dựa trên hai chỉ tiêu là Market Capital( Vốn hóa) và Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Đây là nhóm yếu tố quyết định lượng cung cổ phiếu và mức độ đậm đặc của từng loại cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu lưu hành càng lớn thì khả năng thay đổi giá cổ phiếu càng kém (tăng giá cũng như giảm giá). Ngoài ra các lựa chọn cổ phiếu tốt dựa trên tiêu chuẩn này còn liên quan đến một số yếu tố tác động khác chẳng hạn như tỷ lệ nắm giữ của các nhà quản lý cấp cao, tỷ lệ mua cổ phiếu quỹ, tỷ lệ cổ phiếu thưởng, chia tách. . . 




Nghiên cứu đặt một thang điểm dựa trên tiêu chí số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.Tùy thuộc vào quy mô thị trường, số lượng nhà đầu tư, kích cỡ công ty mà đặt ra tiêu chuẩn bao nhiêu cổ phiếu là hợp lý. 




Trong nghiên cứu này, chúng ta giả định 100 triệu CP là khối lượng cố phiếu tối ưu, vì tại đó mật độ nhà đầu tư lưa chọn cổ phiếu là nhiều nhất. Lấy mức này làm chuẩn giảm điểm đều về phía hai bên, cụ thể : 






chấm điểm cổ phiếu





01-49 điểm : Nhóm 1 gồm các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu lưu hành dưới 10 triệu. 




50-69 điểm : Nhóm 2 gồm các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu lưu hành từ 10 triệu đến 80 triệu. Số lượng càng tăng điểm số càng tăng. 




70-79 điểm : Nhóm 4 gồm các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu trên 120 triệu. Số lượng càng tăng điểm số càng giảm.




80-100 điểm : Nhóm 3 gồm các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu trong khoảng từ 80 triệu đến 120 triệu. Điểm 100 cho CP có số lượng 100 triệu, càng xa mức 100 triệu điểm số càng giảm.






II.5 Tiêu chuẩn L - Leader or Larggard(Dẫn dắt hay đổi sổ)




L= Leader or Larggard(Dẫn dắt hay đổi sổ):

Hãy mua những cổ phiếu dẫn dắt thị trường và tránh những cổ phiếu đội sổ. Hãy mua công ty số một trong lĩnh vực của nó. Chỉ số sức mạnh tương đối của hầu hết cổ phiếu dẫn đầu đều sẽ đạt 80,90 điểm hoặc cao hơn. 



Công ty dẫn dắt thị trường tại vị trí số một không phải là công ty lớn nhất hoặc là tên tuổi nổi tiếng nhất, đó là công ty có mức tăng trưởng lợi tức hàng quý và hàng năm, lợi suất trên vốn cổ phần, mức tăng doanh số, và biến động giá cổ phiếu lớn nhất. Nó cũng phải có một sản phẩm hoặc dịch vụ ưu việt và dành được thị phần từ tay những đối thủ già nua, ít cách tân hơn.




Có một cách nhanh chóng và dễ dàng để xác định cổ phiếu của bạn là một người dẫn đầu hay một kẻ đội sổ, liên quan đến việc tính toán Chỉ số sức mạnh giá tương đối(Relative Price Strength - RS). Chỉ số này tính toán thành tích về giá của một cổ phiếu cho trước so với phần còn lại của thị trường trong 52 tuần gần nhất, các giá trị tương ứng RSi ,Si,S i52 weeks ago ,ST ,ST 52 weeks ago  cho bởi công thức:


Sau khi tính toán được tất các các RS tương ứng với từng mã cổ phiếu, chúng ta tiến hành sắp xếp giá trị này theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, đồng thời gán tương ứng điểm số từ 1 đến 100 điểm cho các mã để hoàn tất việc chấm điểm dựa trên tiêu chí L. 





II.6 Tiêu chuẩn I - Institutional SponsorshipSự bảo trợ của các tổ chức)



I= Institutional SponsorshipSự bảo trợ của các tổ chức):
Mua những cổ phiếu có tổ chức bảo trợ tăng lên và có ít nhất một vài tổ chức có thành tích xuất sắt trong thời gian gần đây bảo trợ. Đồng thời hãy tìm những công ty mà các nhà lãnh đạo sở hữu nhiều cổ phiếu. 



Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín. Mua những cổ phiếu có số tổ chức bảo trợ tăng lên và có ít nhất một vài tổ chức có thành tích xuất sắc trong thời gian gần đây bảo trợ. Đồng thời tìm những công ty mà các nhà lãnh đạo sở hữu nhiều cổ phiếu. 


Theo chỉ tiêu này, chỉ nên mua những cổ phiếu có ít nhất một vài tổ chức bảo trợ có thành tích trên trung bình tại khoảng thời gian nghiên cứu ( theo năm hoặc theo quý) và đầu tư vào cổ phiếu có tổng số cổ đông tổ chức tăng lên trong quý gần nhất. 

chấm điểm cổ phiếu



50 điểm : Nhóm 1 xếp điểm chung cho tất cả các cổ phiếu không có tổ chức bảo trợ nào. 




55-75 điểm : Nhóm 2 dành cho các cổ phiếu có từ 1 đến 5 tổ chức bảo trợ. 




80-100 điểm : Nhóm 3 dành cho các cổ phiếu có số lượng tổ chức bảo trợ nhiều hơn 5. Số tổ chức càng tăng thì điểm số càng tăng










II.7 Tiêu chuẩn M - Market Direction(Chiều hướng thị trường)





M= Market Direction(Chiều hướng thị trường): 

Học cách xác định chiều hướng của thị trường chung bằng cách diễn giải chính xác những biến động hàng ngày về giá và khối lượng cổ phần giao dịch của các cổ phiếu dẫn dắt thị trường.



Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương án đầu tư. Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, điều đó có nghĩa là niềm tin sẽ củng cố quyết định nắm giữ đầu tư cổ phiếu lâu dài để thu lợi lớn hơn (giảm cung) và khuyến khích những nhà đầu tư mới tham gia (tăng cầu) và do vậy kéo theo cơ hội tăng giá của cổ phiếu cao hơn. Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường có xu hướng đi xuống (ảnh hưởng của niềm tin vào các công ty) nó sẽ làm cổ phiếu, kể cả cổ phiếu tốt giảm giá và phương án đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó thành công hơn.


Chúng ta tiến hành chấm điểm các cổ phiếu dựa trên hệ số Beta của từng mã. Lý do là chúng ta nhận ra được mối tương quan giữa cổ phiếu và thị trường khi xem xét hệ số Beta. Cụ thể, nếu như Beta của cổ phiếu dương (>0) thì nó thể hiện mối tương quan thuận chiều với thị trường, hay nói cách khác nó biến động cùng với xu hướng biến động của thị trường. Ngược lại, nếu Beta đạt giá trị âm (<0) đồng nghĩa rằng xu hướng biến động của nó là ngược với xu hướng biến động của thị trường. Trị số Beta lớn hơn 1 tức là cổ phiếu biến động mạnh mẽ hơn thị trường, và ngược lại, Trị số Beta nhỏ hơn 1 tức là cổ phiếu biến động chậm hơn biến động của thị trường. Dựa vào ý tưởng này, chúng ta có thể tiến hành xây dựng một thang đo cho tiêu chuẩn M như sau:

chấm điểm cổ phiếu

chấm điểm cổ phiếu




Như vậy, chúng ta đã giải quyết được vấn đề đầu tiên là xây dựng thang đo để tiến hành lượng hóa các tiêu chuẩn CANSLIM. Bước sau này, chúng ta sẽ cùng giải quyết làm thế nào để xây dựng một hệ thống có khả năng chấm điểm được các cổ phiếu trên thị trường. Hệ thống này dựa trên việc tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến cổ phiếu, thực hiện các bước chấm điểm dựa vào tiêu chuẩn thang đo đã được mặc định từ bước đầu tiên, cuối cùng trả về điểm số của cổ phiếu với mỗi tiêu chuẩn CANSLIM cũng như điểm số trung bình gia quyền (tỷ trọng phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của mỗi tiêu chí đến các cổ phiếu).


... ( Phần 3 - Chấm điểm Cổ phiếu)...


Ông WILLAM J.O’NEIL
Sinh năm 1933 tại Oklahoma City, Oklahoma



* CANSLIM là tên gọi được đăng ký độc quyền cho mô hình đầu tư của Willam J.O'Neil, Nhật báo kinh Doanh của Nhà đầu tư(Investor's Business Daily), và các chi nhánh của họ.





Phong cách đầu tư: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phân tích định tính và định lượng để đưa ra chiến lược đầu tư riêng biệt. 




Ấn phẩm : " How To Make Money In Stock -1988"; " 24 Essential Lessons For Investment Success -1999", The Successful Investor -2003"




Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code