Ad Code

Phân tích kỹ thuật trong Đầu tư chứng khoán

 

 Phân tích kỹ thuật trong Đầu tư chứng khoán

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán là phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên việc phân tích biểu đồ giá và khối lượng giao dịch để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu. Nhà đầu tư sử dụng các công cụ như đường xu hướng, chỉ báo kỹ thuật, và mô hình giá để hiểu biến động thị trường và đưa ra quyết định đầu tư. Phân tích kỹ thuật không chỉ giúp xác định điểm vào và ra khỏi thị trường mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về tâm lý và hành vi của nhà đầu tư. Kết hợp với phân tích cơ bản, phương pháp này giúp tối ưu hóa chiến lược đầu tư và làm tăng khả năng thành công trong môi trường chứng khoán đầy biến động.

 {tocify}$title = {Mục lục bài viết}

Biểu Đồ Giá

Sử dụng biểu đồ nến, đường, hoặc cột để hiển thị giá mở, đóng cửa, thấp nhất và cao nhất trong mỗi khoảng thời gian.

Phân tích kỹ thuật trong Đầu tư chứng khoán

Biểu Đồ Đường (Line Chart)

Đường liền kết các điểm giá đóng cửa của cổ phiếu (hoặc tài sản tài chính khác) trong mỗi khoảng thời gian và kết nối chúng với nhau bằng đường thẳng, hiển thị xu hướng chung khá cơ bản của cổ phiếu là đang trong xu hướng tăng, giảm hay không thay đổi. Kiểu đồ thị đường rất dễ hiểu và dễ sử dụng để theo dõi xu hướng của cổ phiếu theo thời gian (ngày, tuần, tháng).

Biểu đồ đường chỉ cung cấp thông tin giá đóng của, mà không thể hiện các mức giá khác như giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất trong mỗi phiên. Biểu đồ đường của không thể phản ảnh biến động trong mỗi phiên giao dịch, chỉ có thể thể hiện được chênh lệch giá đóng cửa giữa các phiên quan thời gian

Biểu Đồ Cột – Biểu đồ Que (Bar Chart)

Các cột đứng thể hiện giá mở và đóng cửa, với đường ngang đánh dấu giá thấp nhất và giá cao nhất. Biểu đổ cột cung cấp khá nhiều thông tin đến vận động của cổ phiếu, độ biến động của cổ phiếu thông quan độ dài của cột, chênh lệch các loại giá giao dịch của các phiên với nhau.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán


Dựa vào hình dạng của Que có thể xác định được, xu hướng biến động trong phiên là Tăng (đóng cửa cao hơn mở của) hay Giảm (đóng của thấp hơn mở cửa).

Có thể kết hợp chuỗi các Que để xác nhận xu hướng đảo chiều (từ Giảm sang Tăng hoặc từ Tăng sang Giảm)


Biểu Đồ Nến (Candlestick Chart)

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Các hình nến biểu thị giá mở, đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất trong mỗi đợt giao dịch. Tương tự như biểu đồ dạng Que, biểu đồ nến thể hiện được biến động trong phiên dựa vào độ dài của cây nến, xu hướng của cổ phiếu và dự báo xu hướng của cổ phiếu bằng sự kết hợp chuỗi các cây nên theo khuôn mẫu. Biểu đồ nến được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật.

Biểu Đồ Heikin-Ashi

Tương tự như biểu đồ nến, nhưng sử dụng dữ liệu làm mịn để giảm nhiễu. Ta sẽ cho một chuỗi các cây nến cùng mầu để xác định xu hướng vận động của giá cổ phiếu trong giai đoạn đó.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Biểu Đồ Renko

Các ô vuông chỉ thay đổi khi giá cổ phiếu di chuyển qua một giá cố định.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Biểu Đồ Point and Figure

Sử dụng điểm XO để đại diện cho giá cổ phiếu và thay đổi khi có sự chuyển đổi giá cố định.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán


Biểu đồ Mây Ichimoku

Mây Ichimoku, hay đôi khi được gọi là Kumo, là một khu vực màu được tô bằng giữa hai đường Senkou Span A và Senkou Span B. Mây này giúp nhà đầu tư xác định xu hướng và các mức hỗ trợ/kháng cự tiềm ẩn. Có hai phần chính của mây:

Senkou Span A:

Đây là giá trung bình của chênh lệch giữa Kijun Sen và Tenkan Sen dịch về phía trước một số ngày tương ứng. Senkou Span A đóng vai trò như một mức hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.

Senkou Span B:

Tính giá trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian dịch về phía trước. Senkou Span B thường cung cấp mức hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh hơn so với Senkou Span A.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Ý nghĩa của Mây Ichimoku:

  • Khi giá nằm trên mây, đặc biệt là nếu Senkou Span A đứng trên Senkou Span B, điều này có thể biểu thị một xu hướng tăng mạnh.
  • Ngược lại, khi giá nằm dưới mây, có thể là dấu hiệu của một xu hướng giảm.
  • Khi giá cắt qua mây từ dưới lên, có thể xuất hiện tín hiệu mua mạnh.
  • Ngược lại, khi giá cắt qua mây từ trên xuống, có thể là dấu hiệu bán mạnh.

Đường Xu Hướng

Dùng đường xu hướng để xác định hướng chung của giá cổ phiếu. Đường tăng biểu thị xu hướng tăng, và đường giảm biểu thị xu hướng giảm. Trong đó:

Đường xu hướng Tăng sẽ được xác định bằng cách nối các điểm đáy qua các phiên

Đường xu hướng Giảm sẽ được xác định bẳng các nối các điểm đỉnh qua các phiên

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán


Chỉ Báo Kỹ Thuật

Sử dụng các chỉ báo như RSI, MACD, và Moving Averages để đo lường sức mạnh và xác định sự chệch lệch trong xu hướng giá.

Chỉ số giá (Price Indicators)

Các chỉ số giá (price indicators) trong phân tích kỹ thuật được sử dụng để giúp nhà đầu tư và người phân tích hiểu về xu hướng và biến động của giá cả trong quá khứ và từ đó đưa ra dự đoán về xu hướng tương lai. Dưới đây là ý nghĩa của một số chỉ số giá phổ biến:

Đường Trung Bình Đơn (Simple Moving Average - SMA) và Đường Trung Bình Động (Exponential Moving Average - EMA)

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán


Đây là các chỉ số trung bình giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. SMA và EMA giúp làm mịn đường biểu đồ giá, làm cho xu hướng trở nên rõ ràng hơn. Các tín hiệu mua và bán thường xuất hiện khi giá cắt qua đường trung bình.

Bollinger Bands

Bollinger Bands giúp đo lường biến động của giá. Khi giá chạm đến biên động của dải, có thể xuất hiện các tín hiệu về sự quá mua hoặc quá bán, và có thể là dấu hiệu của sự thay đổi trong xu hướng.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán


Parabolic SAR (Stop and Reverse)

Parabolic SAR được sử dụng để xác định điểm đảo chiều của xu hướng. Khi điểm SAR nằm dưới giá, thị trường đang trong xu hướng tăng, và khi nó chuyển lên trên giá, có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng giảm.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán


Chỉ Số Sức mạnh Tương Đối (Relative Strength Index - RSI)

RSI đánh giá sức mạnh của một xu hướng và cảnh báo về việc một tài sản có thể bị quá mua hoặc quá bán. Giá trị RSI cao hơn 70 thường được xem xét là quá mua, trong khi giá trị thấp hơn 30 có thể là dấu hiệu của quá bán.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Chỉ Số MACD (Moving Average Convergence Divergence - MACD)

MACD đo lường sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động (EMA). Khi đường MACD cắt lên trên đường trung bình giá, có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng tăng.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán


Hỗ Trợ và Kháng Cự

Mức Hỗ Trợ (Support Level)

Ý nghĩa: Mức hỗ trợ là mức giá mà thường được cho là có áp lực mua lớn, và giá thường có xu hướng giảm khi tiếp cận mức này. Nó thường được hình thành tại những mức giá mà có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua vào và hỗ trợ giá từ việc giảm xuống. Nếu giá giảm xuống mức hỗ trợ và không vượt qua nó, đó có thể là dấu hiệu của sự quay đầu và tăng giá tiềm năng.

Mức Kháng Cự (Resistance Level)

Mức kháng cự là mức giá mà thường gặp áp lực bán mạnh, và giá thường gặp khó khăn khi cố gắng vượt qua mức này. Mức kháng cự thường xuất hiện tại những mức giá mà có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bán ra và gây áp lực đối với giá tăng. Nếu giá tăng lên mức kháng cự và không vượt qua được, đó có thể là dấu hiệu của sự quay đầu và giảm giá tiềm năng.

Trong phân tích kỹ thuật, người ta sử dụng các độ đo như:  Fibonacci Retracement và Pivot Points để xác định các mức hỗ trợ kháng cự trong chu trình vận động của cổ phiếu.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Trong thực nghiệm, có thể sử dụng các mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch lớn hơn các mức giá lân cận để các định mức hỗ trợ và kháng cự, gọi là Volume at Price.

Khuôn mẫu đồ thị

Khuôn mẫu đồ thị được sử dụng trong phân tích kỹ thuật mục đích để dự báo xu hướng hoặc dự báo sự đảo chiều của chu trình vận động của chuỗi giá. Các khuôn mẫu đồ thị thực tế là quá trình thống kê lại hình dáng vận động của đồ thị giá và đánh giá xu hướng tiếp theo, các khuôn mẫu đồ thị thường không hẳn cho kết quả dự báo đúng 100%, tuy nhiên, có thể dựa vào khuôn mẫu và khối lượng giao dịch tại thời điểm để củng cố thêm mức độ tin cậy của khuôn mẫu.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Khối Lượng Giao Dịch

Phân tích khối lượng giao dịch (Volume Analysis) là một phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật và cung cấp thông tin quan trọng về độ mạnh hay yếu của một xu hướng giá. Dưới đây là ý nghĩa chính của phân tích khối lượng giao dịch:

Xác Nhận Xu Hướng: Khối lượng giao dịch có thể được sử dụng để xác nhận xu hướng của giá. Trong một xu hướng mạnh, khối lượng thường tăng lên, trong khi trong một xu hướng yếu, khối lượng có thể giảm.

Độ Mạnh của Xu Hướng: Nếu giá đang tăng mà khối lượng cũng tăng, điều này thường chỉ ra sự mạnh mẽ của xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá đang giảm mà khối lượng cũng giảm, có thể là dấu hiệu của sự mạnh mẽ của xu hướng giảm.

Đảo Chiều và Phục Hồi: Khối lượng có thể cung cấp thông tin về sự đảo chiều của xu hướng. Nếu giá đảo chiều nhưng khối lượng không hỗ trợ điều này, có thể là dấu hiệu của một đảo chiều giả mạo. Ngược lại, một sự đảo chiều được hỗ trợ bởi khối lượng lớn có thể là dấu hiệu mạnh mẽ.

Giao Dịch Quan Trọng Khối lượng lớn trong một ngày giao dịch có thể chỉ ra sự quan trọng của sự kiện hoặc thông tin trong thị trường, có thể gây ra sự đảo chiều của xu hướng hoặc tạo ra một xu hướng mới.

Xác Định Khối Lượng Cao: Khi giá di chuyển trong một hướng và khối lượng đột ngột tăng, điều này có thể là dấu hiệu của một sự chuyển động mạnh mẽ và có thể là tín hiệu mua hoặc bán tương ứng.

Giai Đoạn Tăng Giảm Khối Lượng: Trong giai đoạn giảm giá, nếu khối lượng giảm, có thể là dấu hiệu của sự yếu đuối của xu hướng giảm và ngược lại.

Phân Tích Phân kỳ Divergence: Sự chênh lệch giữa hành vi giá và khối lượng có thể tạo ra các tín hiệu phân, làm tăng khả năng sự đảo chiều của xu hướng.

Xác Định Đỉnh và Đáy: Trong giai đoạn đỉnh hoặc đáy của thị trường, có thể quan sát sự thay đổi của khối lượng để đưa ra dự đoán về sự đảo chiều hoặc sự tiếp tục của xu hướng.

Tín hiệu Mua/Bán

Người ta sử dụng 1 chỉ báo kỹ thuật, hoặc kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật để xây dựng một mô hình mua bán dựa trên tín hiệu giao dịch. 

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Khi một sự kiện mua xảy ra, nó sẽ phải thỏa mãn tất cả các điều kiện mua được xây dựng từ mô hình, ví dụ như thỏa mãn về điều kiện tăng trưởng về giá, khối lượng đủ lớn, các chỉ báo kỹ thuật khác đồng thuận về xu hướng và bước đầu vào giai đoạn mua…khi đó hệ thống sẽ phát tín hiệu mua, và ngược lại, cũng cần phải xác định các điều kiện để xác nhận khi nào là lúc nên bán ra. 

Tín hiệu mua bán được áp dụng theo đa dạng các chiến lược, như các chiến lược mua theo đà, chiến lược bắt đáy, chiến lược sideways…. Các chiến lược mua bán là thích nghi trong từng điều kiện thị trường khác nhau, và áp dụng cho vận động của các cổ phiếu khác nhau. 

Thông thường, cần đánh giá tính hiệu quả của chiến lược trước khi thực hiện áp dụng trong giao dịch, các tiêu chuẩn đánh giá có thể là hiệu suất chiến lược qua thời gian, đánh giá về tổn thất tối đa có thể xảy ra, tỷ lệ chiến thắng… Đôi khi, chất lượng chiến lược chưa thể quyết định được chiến lược có thể phát huy hiệu quả trong môi trường giao dịch thực tế.

Tìm đọc:

Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code