Ad Code

Cách tính Giá đấu hợp lý trong Đấu giá trên Thị trường chứng khoán (P1- Các khái niệm)


ĐẶT VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH GIÁ ĐẤU HỢP LÝ TRONG ĐẤU GIÁ

Tổ chức đấu giá cổ phần là phương thức áp dụng cho việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng đang được áp dụng trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.  Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm vừa qua, cũng như việc đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước trong những năm gần đây, loại hình đấu giá cổ phần đang thu hút được sự quan tâm lớn từ phía các Tổ chức và cá nhân đầu tư với kỳ vọng nắm giữ lượng lớn cổ phần tiềm năng của các Doanh nghiệp trước khi chào sàn. 
Đối với các Tổ chức và các nhân quan tâm đầu tư, thì việc xác định được mức giá tham gia là quan trọng, ảnh hưởng đến lượng cổ phiếu kỳ vọng trúng với mức giá hợp lý mà không vượt quá ngân sách có thể đầu tư cho lượng cổ phần đấu giá. Mỗi tổ chức, cá nhân có cách định giá khác nhau đối với giá trị của cổ phiếu và điều này cũng tác động đến lượng cầu thị trường cũng như mức giá trúng bình quân trong mỗi đợt đấu giá. 
Xây dựng một mô hình để xác định mức giá đấu hợp lý có thể áp dụng cho các đợt đấu giá tiếp theo là mục đích của nghiên cứu,  điều này giúp tăng khả năng  trúng lượng cổ phần đấu giá kỳ vọng  mà vẫn hạn chế được việc không phải trả một mức giá quá cao so với giá bình quân thị trường. Chúng tôi giả định rằng, tất cả các nhà đầu tư trên thị trường đủ khôn ngoan trong việc lựa chọn chiến lược đấu giá của họ, nghiên cứu tận dụng những kết quả đấu giá quá khứ trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 5 năm 2012-2017 để tìm hiểu xem liệu các mức giá trúng thấp nhất, cao nhất, bình quân, hay tỷ lệ khối lượng trúng có bị ảnh hưởng bởi lượng cổ phần chào bán, mức giá khởi điểm, thành phần tham gia thị trường, cũng như điều kiện thị trường trước thời điểm đấu giá. Điều này hướng nghiên cứu đến việc xây dựng một mô hình hồi quy tuyến tính có khả năng mô tả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến mức mức giá trúng và khả năng trúng, thực hiện dự báo mức giá hợp lý cho các đợt đấu giá tiếp theo.  Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng giới thiệu phương pháp tính giá đấu dựa trên lý thuyết cân bằng Nash, đưa ra một dải giá hợp lý tương ứng với một mức xác suất thành công.

(tải ứng dụng tính giá đấu hợp lý- Cân bằng Nash- KentDO Model tại đây)


{tocify}$title = {Mục lục bài viết}

CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẤU GIÁ VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẤU GIÁ

Tiếp cận về đấu giá và các hình thức đấu giá

Trong một khái niệm chung nhất, Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất. Hiểu theo cách đơn giản là như vậy, đấu giá có thể áp dụng cho rất nhiều loại hàng hóa khác nhau chẳng hạn  đồ cổ, bộ sưu tập (tem, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản cao cấp, các mặt hàng đã qua sử dụng, sản phẩm thương mại (cá, tôm), giống ngựa đua thuần chủng và các cuộc bán đấu giá cưỡng ép (thanh lý, phát mãi)
Người ta phân chia đấu giá theo mặt hàng hoặc theo hình thức đấu giá.  Theo mặt hàng, có đấu giá trao đổi, đấu giá lẻ và đấu giá sỉ; đấu giá thông thường và theo lô đang được áp dụng trên thị trường Việt Nam chính là các phương thức đấu giá lẻ và đấu giá sỉ. Theo hình thức đâu giá, người ta khá quen thuộc với 2 loại hình Đâu giá kiểu Anh, và kiểu Hà Lan, ngoài ra còn khá nhiều phương thức đấu giá khác như đấu giá kín, đấu giá mở, đấu thầu, nhượng quyền…

Nguyên tắc đấu giá

Nguyên tắc xác định kết quả đấu giá

- Xác định theo giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần chào bán nhưng không thấp hơn giá khởi điểm. Giá bán là giá đấu thành công của từng NĐT, theo đó NĐT trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó.
- Tại mức giá trúng thầu thấp nhất, trường hợp các NĐT (kể cả NĐT nước ngoài) cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần các NĐT này đăng ký mua tại mức giá trúng thầu thấp nhất thì số cổ phần của từng NĐT được mua xác định như sau:

Số cổ phần NĐT được mua = Số cổ phần còn lại chào bán  X Số cổ phần từng NĐT đăng ký mua giá bằng nhau/Tổng số cổ phần các NĐT đăng ký mua giá bằng nhau  
- Trường hợp còn dư cổ phiếu lẻ, số cổ phiếu lẻ này được phân bổ cho NĐT có khối lượng đăng ký mua lớn nhất tại mức giá đó.
- Trường hợp hạn chế tỷ lệ số cổ phần tối đa NĐT nước ngoài được quyền mua, việc xác định kết quả đấu giá thực hiện theo nguyên tắc trên, nhưng số cổ phần NĐT nước ngoài được mua không vượt quá tỷ lệ tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nguyên tắc xác định kết quả đấu giá theo lô

NĐT tham dự đấu giá hợp lệ, trả giá cao nhất và không thấp hơn giá khởi điểm được quyền mua toàn bộ số cổ phần chào bán. Giá bán là giá đấu thành công của NĐT, theo đó NĐT trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó.
Trường hợp có trên 01 NĐT đặt giá cao nhất bằng nhau, Sở GDCK Hà Nội phối hợp đại diện chủ sở hữu vốn thực hiện chào bán cạnh tranh theo hình thức bỏ phiếu kín giữa các NĐT đó với giá khởi điểm là mức giá trả cao nhất bằng nhau để xác định NĐT trúng giá.

Đối tượng và điều kiện tham gia

Các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) có đủ điều kiện sau đây được tham dự đấu giá:
- Nhà đầu tư trong nước:
+ Đối với các tổ chức: được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam, có trụ sở chính, địa chỉ liên hệ cụ thể và rõ ràng. Nếu người ký vào đơn đăng ký đấu giá cùng Phiếu tham dự đấu giá và các văn bản cần thiết khác liên quan quá trình đấu giá không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải có văn bản ủy quyền;
+ Đối với cá nhân: là cá nhân người Việt Nam phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (từ đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự/hạn chế năng lực hành vi dân sự), có chứng minh nhân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ khác.
- Nhà đầu tư nước ngoài:
Ngoài các quy định như đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này.
- Các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư:
Trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận uỷ thác đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tổ chức nhận uỷ thác đầu tư có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng nhà đầu tư, số cổ phần của từng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua.
- Những đối tượng không được tham gia đấu giá mua cổ phần lần đầu:
+   Thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trừ các thành viên là đại diện doanh nghiệp;
+   Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc các tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp; trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh;
+   Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
+   Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng với doanh nghiệp bán đấu giá để công bố thông tin về đợt bán đấu giá cổ phần tối thiểu là 20 ngày làm việc trước ngày tổ chức bán đấu giá trên 03 số báo liên tiếp của báo Trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Thông tin chi tiết về doanh nghiệp, Quy chế bán đấu giá cổ phần và các thông tin liên quan được cung cấp tại trụ sở doanh nghiệp bán đấu giá, các địa điểm đại lý đăng ký và trên phương tiện công bố thông tin của Sở (website: www.hsx.vn).

Thủ tục tham gia đấu giá

Đăng ký tham gia đấu giá
           Nhà đầu tư nhận đơn hoặc trực tiếp in mẫu đơn đăng ký tham gia đấu giá tại các địa điểm đại lý nhận đăng ký đã công bố hoặc tại địa chỉ website:www.hsx.vn.
-         Nộp tiền đặt cọc
 Nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm vào tài khoản của Đại lý đấu giá nơi đăng ký làm thủ tục đấu giá (tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đấu giá). Tiền đặt cọc phải được nộp bằng đồng Việt Nam (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) và sẽ không được hưởng lãi.
-         Nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá
            Nhà đầu tư điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tại địa điểm làm thủ tục đăng ký kèm theo xuất trình:
            + Đối với cá nhân trong nước: (1) CMND hoặc hộ chiếu. Trường hợp nhận ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo mẫu đính kèm Quy chế bán đấu giá. (2) Giấy nộp tiền hoặc giấy chuyển tiền đặt cọc.
            + Đối với tổ chức trong nước: (1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương, giấy uỷ quyền cho đại diện thay mặt tổ chức thực hiện thủ tục trừ trường hợp người làm thủ tục là đại diện theo pháp luật của tổ chức. (2) Giấy nộp tiền hoặc giấy chuyển tiền đặt cọc.
            + Đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài: Ngoài các quy định như đối với cá nhân và tổ chức trong nước phải xuất trình giấy xác nhận mở tài khoản tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
 Lập và nộp phiếu tham dự đấu giá
            Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, nhà đầu tư được cấp phiếu tham dự đấu giá. Nhà đầu tư điền khối lượng, mức giá đấu và ký Phiếu tham dự đấu giá. Phiếu tham dự đấu giá hợp lệ là:
-        Phiếu do Đại lý đấu giá cấp, có đóng dấu treo của nơi cấp phiếu và đảm bảo: điền đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định; phiếu không được tẩy, xoá hoặc rách nát; giá đặt mua không thấp hơn giá khởi điểm; tổng số cổ phần đặt mua tối đa bằng mức đăng ký. Phiếu tham dự đấu giá phải được bỏ trong phong bì có chữ ký của nhà đầu tư trên mép dán phong bì theo quy định.
-        Bỏ phiếu kín theo đúng thời hạn quy định tại các đại lý nơi nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá.
-        Trường hợp Phiếu tham dự đấu giá bị rách nát, tẩy xoá: Nhà đầu tư phải yêu cầu đại lý đổi phiếu mới sau khi đã nộp phiếu cũ.
-        Trường hợp nhà đầu tư mất phiếu: Nhà đầu tư phải làm đơn theo mẫu quy định đề nghị Đại lý đấu giá (nơi đăng ký tham dự đấu giá) cấp lại Phiếu tham dự đấu giá mới và Phiếu tham dự đấu giá cũ coi như không còn giá trị.
 Nguyên tắc xác định kết quả
Kết quả đấu giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Thông tư số 196/2011/TT-BTC như sau:
-        Xác định theo giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần chào bán nhưng không thấp hơn giá khởi điểm. Giá bán là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư, theo đó các nhà đầu tư trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó.
-        Tại mức giá trúng thầu thấp nhất, trường hợp các nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần các nhà đầu tư này đăng ký mua tại mức giá trúng thầu thấp nhất thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau:
Số cổ phần nhà đầu tư được mua = Số cổ phần còn lại chào bán x Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau/Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau
            Trường hợp còn dư cổ phiếu lẻ, số cổ phần lẻ này được phân bổ cho nhà đầu tư có khối lượng đăng ký mua lớn nhất tại mức giá đó.
Trường hợp có quy định tỷ lệ tối đa số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua thì việc xác định kết quả đấu giá thực hiện theo nguyên tắc trên nhưng số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua không vượt quá tỷ lệ tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nhận thông báo kết quả, thanh toán và xử lý tiền cọc
-        Căn cứ vào thông báo kết quả đấu giá do Đại lý đấu giá cung cấp, nhà đầu tư trúng giá mua cổ phần có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu giá. Nếu quá thời hạn 10 ngày, nhà đầu tư không thanh toán toàn bộ hoặc một phần số cổ phần được quyền mua theo kết quả đấu giá, nhà đầu tư sẽ không được nhận lại số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần từ chối mua. Trong trường hợp nhà đầu tư chỉ thanh toán một phần, số cổ phần trúng giá mua của nhà đầu tư sẽ được Ban đấu giá xét theo thứ tự mức giá đặt mua từ cao xuống thấp trong các mức giá đặt mua của nhà đầu tư đó.
-        Hình thức thanh toán: thanh toán bằng Việt Nam đồng theo hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho Đại lý đấu giá (nơi nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký). Việc thanh toán tiền mua cổ phần được thực hiện bù trừ giữa tổng số tiền phải trả và tiền đặt cọc.
-        Nhà đầu tư có phiếu tham dự đấu giá hợp lệ nhưng không trúng giá được nhận lại tiền đặt cọc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc bán cổ phần.
-        Nhà đầu tư sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp vi phạm các quy định tại Quy chế bán đấu giá cổ phần.
Như vậy nguyên tắc xác định kết quả đấu giá thông thường trên 2 sở là giống nhau, nghiên cứu sẽ thực hiện mô hình ước lượng mức giá đấu hợp lý cho hình thức giá đấu thông thường này. Đấu giá theo lô nằm ngoài sự xem xét của mô hình nghiên cứu.

NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC GIÁ VÀ TỶ LỆ THÀNH CÔNG

Mức độ hấp dẫn của lượng cổ phiếu tiềm năng trong đợt đấu giá là yếu tố chính tác động đến mức giá đấu và tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, một mức giá khởi điểm quá cao cũng có thể là tác nhân làm giảm tính hấp dẫn này. Mặc dù từ phía nhà đầu tư, mức giá hợp lý có thể sẽ được đánh giá khác nhau dựa vào các phương pháp định giá, hoặc mức giá giao dịch hiện tại hoặc bình quân hiện tại trên thị trường đối với cổ phiếu đã niêm yết cũng có thể là cách để định ra một trường giá đấu hợp lý. Không ít các trường hợp thực tế mức giá khởi điểm đấu giá quá cao có thể sẽ trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư mặc dù chất lượng cổ phiếu tốt, và có những yếu tố cơ bản tin cậy và lành mạnh. Thông thường mức giá khởi điểm thường đặt tương đương với mệnh giá để đảm bảo tỷ lệ thành công, tuy nhiên mức giá khởi điểm thấp thì có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của mức giá đấu bình quân khó tạo một sự chênh lệch lớn so với giá khởi điểm, trường giá đấu cũng sẽ thu hẹp hơn.
 Mức độ hấp dẫn của cổ phiếu có thể được đo lường từ số lượng nhà đầu tư tham gia, số lượng tổ chức cá nhân, trong nước và nước ngoài quan tâm đăng ký hoạt động đấu giá, yếu tố này có thể sử dụng để thực hiện dự báo mức giá hợp lý của cổ phiếu đấu giá.  Số tổ chức quan tâm so với nhóm cổ phiếu đầu tư cá nhân theo đó sẽ là tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng đối với tỷ lệ thành công và mức giá hợp lý, thông thường nhóm đầu tư tổ chức có khối lương đăng ký mua cao hơn so với nhóm đầu tư cá nhân. Thậm chí, đợt đấu giá thu hút được cả dòng tiền từ phía nhà đầu tư nước ngoài cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trong đợt đấu giá. Như vậy các yếu tố đầu vào như, tổng số nhà đầu tư tham gia, tỷ lệ đầu tư tổ chức/ cá nhân, đầu tư nước ngoài/ đầu tư trong nước có thể được xem xét để đánh giá cho mô hình định giá. 
Hình thức đấu giá khác nhau cũng có thể được đưa vào xem xét để xây dựng mô hình định giá, chẳng hạn IPO, Chào bán, Thoái vốn, các yếu tố này có thể sẽ được xem xét như các yếu tố định danh. 

ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG

Yếu tố tác động đến đợt đấu giá cũng có thể kể đến như hoạt động thị trường ở thời điểm hiện tại, chẳng hạn thời điểm dòng tiền thị trường suy giảm thì đợt đấu giá cũng có thể ít nhiều bị tác động, ngược lại, nếu hoạt động thị trường sôi động, dòng tiền ổn định luân phiên và có xu hướng tăng thì có thể đợt đấu giá cũng sẽ thu hút thêm dòng tiền đầu tư mới. Phản ánh sức khỏe thị trường, ta có thể xem xét yếu tố thanh khoản thị trường, dòng tiền thị trường, hiệu suất chỉ số thị trường, định giá P/E của thị trường.
Nếu xem xét kết quả của đợt đấu giá như Giá cao nhất, Giá thấp nhất, Giá bình quân, tỷ lệ thành công (Số lượng cổ phiếu đã bán/ Số lượng cổ phiếu đăng ký bán) thì các yếu tố Giá khởi điểm, số lượng đầu tư tham gia, tỷ lệ tổ chức/ các nhân, nước ngoài/trong nước, dòng tiền thị trường, thanh khoản thị trường, hiệu suất chỉ số thị trường, định giá P/E của thị trường và hình thức đấu giá sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình ước lượng.


Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code