Lịch sử Thị trường Chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử phát triển của Thị trường chứng khoán là việc không nên bỏ qua, bởi vì Thị trường Chứng khoán như một nhiệt kế đo sức khỏe của một nền kinh tế, những diễn biến của Thị trường trong quá khứ ghi nhận và xác định nền kinh tế đang nằm trong giai đoạn nào, suy thoái, khủng hoảng, phục hồi hay hưng thịnh.
Biết được bắt nguồn của Thị trường chứng khoán trên thế giới, theo dõi diễn tiến phát triển quy mô thị trường, giúp xác định được Thị trường Chứng khoán Việt Nam đang nằm trong giai đoạn phát triển nào và xu hướng phát triển tương lai của nó.
Thị trường Chứng khoán thế giới cho đến thời điểm hiện tại cũng ít nhiều ảnh hưởng đến Thị trường chứng khoán Việt Nam bởi toàn cầu hóa, có nghĩa là Việt Nam cũng đang cố gắng tạo ra các mối liên kết và trao đổi với các quốc gia trên thế giới. Trên phương diện về thương mại, các dòng tiền tư bản đang có quy mô toàn cầu, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng ngày một chịu ảnh hưởng bởi dòng tiền tư bản này. Mặt khác, bản thân thị trường Việt Nam cũng đang thu hút thêm nhiều nguồn vốn từ khối ngoại, quy mô gia tăng qua các năm.
{tocify}$title = {Mục lục bài viết}
Thị trường khoản nợ, cổ phiều thời kỳ đầu
Chưa có một sự ghi nhận chính xác về việc hình thành một Thị trường chứng khoán chính thức nào cho đến đầu thế kỷ 16. Tuy nhiên, cũng có nhiều cá biệt cho thấy xuất hiện các loại thị trường sơ khai tương tự như một thị trường chứng khoán.
Chẳng hạn, vào thế kỷ 12 ở Pháp đã xuất hiện một hệ thống giao dịch các khoản nợ nông nghiệp trên cả nước thay mặt cho Ngân hàng. Courratiers de Change được xem là những nhà môi giới đầu tiên giao dịch các khoản nợ của cộng đồng nông nghiệp. Họ định giá lại các khoản nợ, hàng tịch thu và giải quyết các khoản nợ.
Đến đầu thế kỷ 13, các thương nhân Venice (Italia) đã thống nhất giao dịch các loại chứng khoán của chính phủ (hay công trái nhà nước).
Đầu thế kỷ 14, các thương nhân tại Bruges giao dịch hàng hóa tập trung tại nhà của Van Der Beurse, họ cũng bắt đầu thống nhất các phương thức giao dịch một cách không chính thức. Về sau, các chủ ngân hàng tại một số thành phố của Pisa, Verona, Genoa và Florence cũng đã bắt đầu giao dịch các loại chứng khoán của chính phủ.
Hệ thống các Thị trường chứng khoán đầu tiên
Vào giữa thể kỷ 15, ghi nhận một hệ thống các thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới được liên kết lại ở Bỉ.
Đầu thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã phát hành những cổ phần đầu tiên trên Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam.
Mãi đến thế kỷ 18, hệ thống thị trường chứng khoán mới bắt đầu hình thành ở Anh (1773), Đức (1778), Mỹ (1792).
Thế kỷ 19, thị trường chứng khoán xuất hiện ở Thụy sĩ (1876), Nhật (1878), Pháp (1801).
Vào thế kỷ 20, các thị trường chứng khoán hình thành ở Indonesia (1925), Hương cảng (1946), Hàn Quốc (1956), Thái Lan ( 1962), Malaysia và Philippines (1963).
Đầu thế kỷ 21, Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ở Việt Nam (7/2000).
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Trong suốt hơn 100 năm qua, các sự kiện khủng hoảng lớn của thế giới tác động và biểu hiện rõ đến Thị trường chứng khoán Thế giới. Đồ thị ở trên mô tả vận động của chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones (Mỹ) qua các thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Có thể liệt kê các sự kiện khủng hoảng từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay như sau:
Đầu thế kỷ 20
Đổ vỡ năm 1901 : Suy thoái kinh tế Mỹ khởi nguồn tử xung đột vể kiểm soát tài chính của Đường sắt Bắc Thái Bình Dương.Đổ vỡ năm 1907: Suy thoái kinh tế Mỹ với tổn thất từ hệ thống Ngân hàng.
Thập niên 20
Suy thoái kinh tế giai đoạn 1920-1921: Suy thoái kinh tế Mỹ sau khi kết thúc Thế chiến thứ 1Khủng hoảng Phố Wall 1929 và Đại khủng hoảng 1929-1939 : Đợt suy thoái tồi tệ nhất của Lịch sử hiện đại
Thập niên 70
Khủng hoảng năng lượng những năm 70 : Cú sốc giá dầu của OPEC(1973) và khủng hoảng năng lượng (1979).Khủng hoảng hệ thống Ngân hàng thứ cấp ở Anh 1973-1975.
Khủng hoảng nợ Châu Mỹ La tinh (cuối 1970 đến đầu 1980) được xem là 1 thập kỷ đáng quên.
Thập niên 80
Suy thoái đầu thập niên 1980Bong bóng tài sản Nhật bản 1986-1992
Thứ 2 đen tối 1987 Thị trường chứng khoán Mỹ
Khủng hoảng tiết kiệm và cho vay 1986
Thập niên 90
Khủng hoảng tài chính- ngân hàng diễn ra khắp nơi trên thế giới, nhưng đáng chú ý là cuộc khủng hoảng Tài chính châu Á năm 1997.Đầu thế kỷ 21
Bong bóng Dot com (2000-2002)Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
Từ khoảng thập niên 70 trở lại đây, chu kỳ khủng hoảng kinh tế xảy ra trung bình khoảng 10 năm 1 lần, từ 1973-1975, 1987, 1997, 2007, có nhận định đưa ra về 1 cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ 10 năm có thể sớm xảy ra. Ở thời điểm hiện tại, những tiềm ẩn ban đầu của cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ được đánh giá là mới xuất hiện, đó là cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ -Trung, do là 2 nền kinh tế lớn nhất thế nên có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế chung của toàn cầu.
Các Thị trường chứng khoán hiện đại
Tốp 10 Thị trường chứng khoán có quy mô lớn nhất thế giới gồm:
1. Sàn giao dịch Chứng khoán New York - Mỹ - vốn hóa thị trường 23.000 tỷ USD
2. Sàn giao dịch Chứng khoán NASDAQ - Mỹ- vốn hóa thị trường 8.500 tỷ USD
3. Sàn giao dịch Chứng khoán Tokyo - Nhật bản- vốn hóa thị trường 4.000 tỷ USD
4. Sàn giao dịch Chứng khoán Luân Đôn - Anh- vốn hóa thị trường 4.500 tỷ USD
5. Sàn giao dịch Chứng khoán Châu Âu Euronext - Hà lan- vốn hóa thị trường 4.510 tỷ USD
6. Sàn giao dịch Chứng khoán Hong Kong- vốn hóa thị trường 3.830 tỷ USD
7. Sàn giao dịch Chứng khoán Thượng Hải- Trung Quốc-vốn hóa thị trường 4.610 tỷ USD
8. Sàn giao dịch Chứng khoán Toronto - Canada - vốn hóa thị trường 2.230 tỷ USD
9. Sàn giao dịch Chứng khoán Frankfurt - Đức - vốn hóa thị trường 1.776 tỷ USD
10. Sàn giao dịch Chứng khoán Australia - Úc - vốn hóa thị trường 1.982 tỷ USD
Tính đến thời điểm Quý 1 năm 2019, Quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 3.9 triệu tỷ đồng (168.21 tỷ USD tương đương 1/27.5 giá trị vốn hóa Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải Trung Quốc).
Tìm đọc:
0 Comments