Ad Code

Yếu tố Vĩ mô tác động đến Thị trường Chứng khoán

 Yếu tố Vĩ mô tác động đến Thị trường Chứng khoán

Yếu tố Vĩ mô tác động đến Thị trường Chứng khoán

Chúng ta thường nghe thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, tất cả các trạng thái của nền kinh tế là nguyên nhân gây ra sự biến đổi và vận động bất thường của thị trường chứng khoán.

Việc xác định rõ thị trường vận động trong chu kỳ kinh tế nào trong ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, giúp định hướng được xu hướng vận động tiếp theo của thị trường chung và có kế hoạch trong các hoạt động đầu tư trên thị trường. Tùy vào mỗi giai đoạn vận động của thị trường thì cũng sẽ có kế hoạch đầu tư thích hợp phù hợp với giai đoạn đó, mục đích tận dụng được cơ hội trong quá trình đầu tư và giúp tránh hoặc giảm thiểu rủi ro đầu tư trong những điều kiện thị trường bất lợi.

Thị trường chứng khoán chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố Vĩ mô, Chính trị, các chính sách kinh tế và hoạt động kinh tế xã hội của một quốc gia, các sự kiện kinh tế thế giới và khu vực, các thị trường chứng khoán quốc tế, chiến tranh, thiên tai, thảm họa, bệnh dịch…

Việc đánh giá toàn diện các tác động các yếu tố kể trên là khó khăn và phức tạp, tuy nhiên để gián tiếp xác định trạng thái của thị trường thì cần thiết phải đánh giá được phần lớn các tác động hoặc những tác động chính, các tác động có thể giải thích được và tính chu kỳ và đều đặn, các yếu tố tác động có thể đo lường và lượng hóa.

Vĩ Mô – các yếu tố lãi suất, cung tiền, tỷ giá hối đoái, Giá trị sản xuất công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài, yếu tố lạm phát…

{tocify}$title = {Mục lục bài viết}

Lãi suất

Lãi suất: Là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của người cho vay

Việc quan tâm đến chi phí của tiền vay là hết sức quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến áp lực của dòng tiền của các nền kinh tế.

Khi lãi suất tăng, sẽ khó khăn hơn trong việc áp dụng nguồn vốn làm gia tăng các chi phí sản suất, tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; một mặt cũng làm hạn chế dòng tiền thông minh tham gia thị trường khi có nhiều sự lựa chọn đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiền tiết kiệm.

Khi lãi suất giảm, ngược lại việc tiếp cận nguồn vốn là dễ dàng, cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm chi phi vay nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; bên cạnh đó các kênh gửi tiền tiết kiệm cũng giảm sức hấp dẫn, dòng tiền thông tin có thể luân chuyển đến các thị trường khác hiệu quả hơn, cơ hội hấp thụ thêm dòng tiền đầu tư đối với thị trường chứng khoán.

Cung tiền

Cung tiền: là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế.

Như vậy việc tăng lên và giảm đi của lượng tiền đưa vào lưu thông ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế, tác động trực tiếp đến lãi suất và các kênh đầu tư, tiết kiệm và hoạt động sản xuất kinh doanh, gián tiết tác động đến dòng tiền tham gia trên thị trường chứng khoán.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái: là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó đồng tiền này sẽ đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ ấn định.

Tỷ giá hoái đoái tăng đồng nghĩa với đồng tiền nội tệ của quốc gia mất giá, một mặt có tác động tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng một mặt cũng gia tăng áp lực cho các khoản vay bằng ngoại tệ của doanh nghiệp khác.

Nhóm ngành xuất khẩu hưởng lợi từ tỷ giá tăng: Thủy sản, dệt may, cao su, khoảng sản…

Nhóm ngành vay ngoại tệ áp lực bởi tỷ giá tăng: Thép, Nhựa, Hàng tiêu dùng (Sữa, bánh kẹo), Các ngành công nghiệp, Hóa chất, Vận tải kinh doanh xăng dầu và Dược phẩm…

Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới sản phẩm vật chất và dịch vụ trong thời gian nhất định, thường là 1 năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: Giá trị của nguyên liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động, thuế sản xuất và giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp.

Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của một quốc gia cũng có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán, điều này phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển tích cực, triển vọng tích cực cho các ngành, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân và công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá bằng tiền hoặc bằng các loại tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự tăng trưởng phản ánh cơ hội cho quốc gia nhận thu hút nguồn lực ở nhiều khía cạnh về vốn đầu tư, việc làm, công nghệ, tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, gián tiếp làm tác động tích cực để các hoạt động động tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Lạm phát

Lạm phát:  là thuật ngữ kinh tế chỉ mức giá của các hàng hóa và dịch vụ tăng theo thời gian so với 1 thời kỳ xác định trước đó. Lạm phát tăng điều này có nghĩa là sự mất giá của tiền của quốc gia, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với thời điểm trước.

Lạm phát được duy trì ổn định đem lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế kích thích tiêu dùng, mô rộng quy mô, gia tăng việc làm, triển khai được các khoản vay, kích thích các hoạt động đầu tư. Lạm phát ở mức cao lại tạo ra các tác động tiêu cực đến nền kinh tế khi thu nhập thực tế của người lao động giảm, tăng tỷ lệ thất nghiệp, làm gia tăng lãi suất danh nghĩa gây khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, nợ công của một cuốc gia nguy cơ gia tăng.

Lạm phát âm hay giảm phát cũng tác động tiêu cực đến nền kinh thế, khi nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái, tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng.

Các yếu tố khác

Các yếu tố vĩ mô tác động đến nền kinh tế, gián tiếp ảnh hưởng đến xu hướng và biến động của thị trường chứng khoán. Các yếu tố khác cũng có thể được xem xét đánh giá như: Giá trị xuất nhập khẩu, Vốn đầu tư và xây dựng, tài khoản quốc gia đo lường bằng tổng sản phẩm trong nước, các khoản thu chi ngân sách nhà nước, các phương tiện thanh toán, số liệu về dân số và lao động…

Những ảnh hưởng chung từ các tác động của thế giới của gây ra những biến động cho các thị trường thế giới nói chung, các tác động này ảnh hưởng đến các dòng lưu chuyển vốn giữa các thị trường, như vậy như tác động như yếu tố chính trị, chiến tranh, thiên tai, thảm hỏa, bệnh dịch… tuy vào mức độ ít nhiều cũng ảnh hưởng chung đến các thị trường tài chính.

Như đã trình bày ở trên, việc đánh giá toàn diện các tác động vĩ mô thị trường và thế giới là khó khăn và phức tạp, nhưng điều này là cần thiết trang bị cho nhà đầu tư góc nhìn trong việc đánh giá môi trường đầu tư, nhằm tạo ra cơ hội và làm giảm tác động rủi ro khi áp dụng các chiến lược đầu tư khác nhau trong từng điều kiện của thị trường

Tìm đọc:

Quy luật của Thị trường Chứng khoán

 

 

 

 

Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code