Ad Code

Lý thuyết Xếp hạng cổ phiếu

 


Lý thuyết Xếp hạng Cổ phiếu

Chỉ tiêu Đánh giá xếp hạng cổ phiếu trong giới hạn nghiên cứu bao gồm: Price Momentum, Profit, Growth, Health, thực hiện việc xếp hạng các chỉ tiêu theo quy mô vốn hóa và theo ngành. Xây dựng một hạng chung từ hạng của các chỉ tiêu thành phần là thước đo chất lượng của cổ phiếu theo các mức A, B, C, D, F qua các thời kỳ xem xét.


{tocify}$title = {Mục lục bài viết}

Giới thiệu

Bài viết trình bày chi tiết các tiêu chí đánh giá xếp hạng cổ phiếu dựa trên các xu hướng vận động giá và độ biến động của cổ phiếu, các yếu tố về lợi nhuận, tăng trưởng, sức khỏe của doanh nghiệp khi tính chỉ số Altman Z-Score đánh giá khả năng vỡ nợ đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Nội dụng

Price Momentum Rank

Đánh giá dựa trên xu hướng vận động giá trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, và thông tin kết hợp về động lượng tăng giá ngành, mức độ nhất quán hoặc biến động lợi nhuận trước đó. 
    Thành phần dài hạn: Thành phần dài hạn khai thác xu hướng của các cổ phiếu có hiệu suất mạnh trong 6-12 tháng qua có thể sẽ tiếp diễn xu hướng tốt trong tương lai. 
    Thành phần dài hạn so sánh giá đóng của trung bình trong 6 tháng qua với chính nó trong 12 tháng qua. Thành phần dài hạn được chuẩn hóa bằng độ biến động 12M trailing, và được đo bằng độ lệch chuẩn của sự thay đổi giá hàng tháng trong 12 tháng. 
    Thành phần trung hạn: Thành phần trung hạn so sánh cứ mức giá đóng cửa trung bình hàng ngày trong 10 ngày giao dịch gần đây nhất với chính nó trong 3 tháng vừa qua. 
    Thành phần ngắn hạn: Thành phần ngắn hạn so sánh giá đóng cửa gần đây nhất với giá đóng cửa trung bình 10 ngày vừa qua.Thành phần này nắm bắt cơ hội ngắn hạn, khi giá có sự điều chỉnh giảm trong ngắn hạn sẽ là cơ hội để mua vào nếu xu hướng trung hạn và dài hạn duy trì tăng.


Profit Rank

Khả năng sinh lời là một trong những yếu tố tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đối, nếu một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao hơn thì lưu chuyển tiền tệ cũng tốt hơn, ngân quỹ dồi dào hơn và khả năng thanh toán cũng tốt hơn. Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng thanh toán gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chúng ta cũng chưa thể cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao khả năng sinh lời trên sổ sách tốt thì chắc chắn khả năng thanh toán cũng tốt. 
    Khả năng sinh lời có thể được sử dụng làm thước đo cho hiệu quả của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp thuộc cùng ngành nghề, có quy mô, cơ cấu tài chính như nhau và những thuộc tính khác tương đồng nhau nhưng một doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lợi cao hơn thì đó có thể là do doanh nghiệp đó có hiệu quả hoạt động cao hơn. So sánh tương đối này cũng có thể áp dụng để thực hiện xếp hạng tiêu chuẩn khả năng sinh lợi đối với một nhóm cổ phiếu cùng ngành. 
    Có thể tham chiếu khả năng sinh lời của một danh nghiệp với lãi suất tiết kiệm, hoặc khả năng sinh lời có nằm trong top khả năng sinh lời của thị trường, cao hơn hay thấp hơn so với mặt bằng ngành. 
    Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu (tỷ suất doanh lợi doanh thu - ROS) 
    Tỷ suất doanh lợi doanh thu=(Lợi nhuận sau thuế)/(Doanh thu) 
   Tỷ suất lợi nhuận – Vốn kinh doanh (tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh)Tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh=(Lợi nhuận sau thuế)/(Vốn kinh doanh bình quân) 
   Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (ROA) 
   Tỷ suất EBIT trên tổng tài sản=EBIT/(Tổng tài sản bình quân) 
   Tỷ suất lợi nhuận – Vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ sở hữu - ROE) 
   Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu=(Lợi nhuận sau thuế)/(Vốn chủ sở hữu bình quân) 
    Để xếp hạng chỉ tiêu Profit Rank, mô hình sử dụng 3 loại tỷ suất ROA, ROE, ROS.Tiến hành phân nhóm các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời theo nhóm ngành và như nhóm cổ phiếu có cùng quy mô vốn hóa thị trường. Tiến hành so sánh các chỉ số tài chính trong cùng một nhóm, cùng mức vốn hóa thực hiện chấm điểm chỉ tiêu và xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng chỉ tiêu.




Growth Rank

Đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp là bền vững và hợp lý 
    - So sánh tăng trưởng EPS 3 năm liên tiếp dương. 
    - Năm gần nhất cao hơn so với trung bình 3 năm trước. 
    - Tăng trưởng EPS năm gần nhất thấp hơn mặt bằng ngành.
    - Tăng trưởng EPS năm gần nhất cao hơn mặt bằng vốn hóa. 
    - EPS có tham chiếu ROE. 
    - Có kết hoạch lợi nhuận hơn lợi nhuận năm trước, (cần thu thập dữ liệu về kế hoạch). 
   - Doanh nghiệp có khả năng hoàn thành kế hoạch năm. Thực hiện chấm điểm chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng theo các mức phân vị phân chia theo ngành,mức vốn hóa theo 6 tiêu chuẩn có thể đo lường như sau:

Health Rank

Altman Z-Score. The Altman Z-Score cố gắng để đo mức hợp lý mà một công ty có thể sẽ phá sản trong 2 năm tiếp theo. 
    Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất: 
    Z = 1.2 Vốn lưu động / Tổng tài sản + 1.4 Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản + 3.3 EBIT/ Tổng tài sản + 0.64 Giá trị TT của Tài sản/ Tổng nợ + 0.999 Doanh thu thuần/Tổng tài sản 
    * Nếu Z > 4.18 Doanh nghiệp nằm trong vùng rất an toàn – Safe+ 
    * Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản - Safe
    * Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản - Warning 
    * Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao - Danger 
    * Nếu Z <0.61: Doanh nghiệp nằm trong vùng rất nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao – Danger+ 

Total Rank

Total Rank điểm chung được tổng hợp từ các hạng thành phần trong đó: 
Total Rank = Price Momentum Rank + Profit Rank + Growth Rank + Health Rank 

Kết luận

Thực hiện xếp hạng cổ phiếu dựa trên việc bao quát các yếu tố cơ bản và thị trường của cổ phiếu trong phạm vi so sánh cùng nhóm ngành và cùng quy mô vón hóa, và so sánh với chính chất lượng của tài sản đó trong quá khứ. Lý thuyết mô hình xác định một tiêu chuẩn xếp hạng cho cổ phiếu trên thị trường nhằm phân loại, đánh giá, lựa chọn cổ phiếu tiềm năng trong hoạt động đầu tư trên thị trường và các hoạt động khác. 
    Thứ hạng chung của cổ phiếu dựa trên lý thuyết mô hình này bị ràng buộc và có mối tương quan cao với hiệu suất thực tế của chính nó và chất lượng của cổ phiếu thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu cơ bản liên quan đến lợi nhuận, tăng trưởng, rủi ro vỡ nợ. 
    Có thể bổ sung nhiều tiêu chuẩn đánh giá khác trong việc xây dựng và phát triển lý thuyết mô hình xếp hạng như các tiêu chí thanh khoản, các kết quả dự báo bất thường khác, các đánh giá chất lượng dự báo của các chuyên gia phân tích... các yếu tố có thể đo lượng và lượng hóa được đặc tính của tài sản.
    Tác giả hy vọng lý thuyết mô hình có thể hỗ trợ cho bạn đọc hiện thực hóa việc xếp hạng cổ phiếu dựa trên các tiêu chuẩn đo lường, phục vụ trong hoạt động tìm kiếm cơ hội đầu tư, quản trị rủi ro và các hoạt động khác có liên quan.

Reactions

Post a Comment

0 Comments

Comments

Ad Code